BS CK1 Nguyễn Văn Học - Phó trưởng khoa phụ trách khoa Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây, đa số bệnh nhân vào viện với các biểu hiện viêm đường hô hấp trên, gần giống với cúm và các loại sốt virus khác như hắt hơi, sổ mũi, đau rát họng, ho khan, sốt, đau mỏi người...
Một số trường hợp vào khám với triệu chứng ho khan dai dẳng 5-7 ngày không đỡ, đi khám được test nhanh sàng lọc thì có kết quả dương tính.
COVID-19 có thay đổi?" src="http://media1.nguoiduatin.vn/m24/upload/2-2023/images/2023-04-13/Trieu-chung-cua-benh-COVID-19-co-thay-doi-covid-1681350436-647-width800height450.jpeg?v=1681359722">
(Ảnh minh họa).
So với trước đây, triệu chứng của bệnh hầu như không có sự thay đổi nhiều.
Theo bác sĩ, các bệnh nhân nhập viện chủ yếu là các đối tượng đặc biệt như phụ nữ có thai, người có bệnh lý nền (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen, đái tháo đường, đột quỵ não, người già)... Hầu hết bệnh nhân không phải can thiệp thở oxy.
Nhóm độ tuổi mắc cũng đa dạng, cả trẻ con, người lớn, người già. Có trường hợp bệnh nhân bị đột quỵ não không đi ra khỏi nhà, vào viện chỉ với biểu hiện sốt. Ngay lập tức được sàng lọc test nhanh và có kết quả dương tính.
Về cơ bản các bệnh nhân đều diễn biến nhẹ, chủ yếu điều trị triệu chứng. Rất nhiều trẻ vào viện với biểu hiện sốt, khi test nhanh thì cho kết quả dương tính, được bác sĩ kê đơn thuốc cho về nhà cách ly và điều trị.
Cũng theo BS Học vì triệu chứng của bệnh nhẹ, giống cúm nên nhiều trường hợp bị bỏ sót. Đây là chính là nguồn lây nhiễm lớn trong cộng đồng, nguy cơ bùng phát dịch trở lại.
Trong khi đó, hiệu lực bảo vệ của vắc-xin phòng COVID-19 không bền vững, suy giảm theo thời gian. Phần lớn người dân đã được tiêm từ rất lâu, khả năng phòng bệnh giảm nên nguy cơ tái mắc cao.
Theo thông tin ghi nhận từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm quốc gia, trong 7 ngày vừa qua (từ ngày 5/4 đến ngày 11/4), cả nước đã ghi nhận 639 ca mắc mới. Trung bình có 90 ca mắc mới mỗi ngày trong đó nhóm từ 50 tuổi trở lên ghi nhận 193 ca (chiếm 30,2% số mắc mới).
Theo Bộ Y tế, mặc dù trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ nhập viện, chuyển nặng và tử vong đã giảm đáng kể so với một năm trước đây, tuy nhiên một số nhóm vẫn có nguy cơ cao chuyển nặng hoặc tử vong khi mắc bệnh. Số này bao gồm nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai. Do đó cần tập trung ưu tiên bảo vệ các nhóm đối tượng này.
Các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm... cũng có nguy cơ gia tăng số mắc dẫn đến gây nguy cơ dịch chống dịch.
Vì thế, để chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, Bộ Y tế đề nghị các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là, mất cảnh giác và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch, tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng.
DIỆU THU