Phát hiện đường hầm bí ẩn, chuyên gia xác nhận kho báu 4.300 năm tuổi, công nghệ mới nhất được đưa vào phân tích

31/12/2023 12:07

Phát hiện kho báu lớn, công nghệ hiện đại được đưa vào phân tích.

Cụ thể, Trung Quốc đã phát hiện mạng lưới đường hầm phân bố theo mô hình xuyên tâm từ trung tâm thành phố đá Houchengzui.Thành phố đá Houchengzui là một di tích nổi tiếng nằm trên bờ phía Bắc sông Hun thuộc huyện Thanh Thủy Hà, TP Hohhot, Nội Mông, Trung Quốc.

Theo Heritage Daily, niên đại của cả Houchengzui là khoảng 4.300 đến 4.500 năm tuổi, theo đó mạng lưới đường hầm bên dưới cũng được xây dựng ít nhất 4.300 năm trước. Thành phố đá cổ đại này được xây dựng trong thời kỳ Long Sơn, đánh dấu sự xuất hiện của các xã hội thời đại đồ đá mới như Đồ gốm đen hay văn hóa Long Sơn. Những cổ vật này được xác định là kho báu lớn, có cùng niên đại với Houchengzui.

Để phân tích rõ hơn về kho báu này, Trung Quốc đã phải sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo như quét ba chiều và mô hình 3D. Cùng với đó, các nhóm nghiên cứu đã xác định được phương pháp ghép hợp lý dựa trên tài liệu chuyên môn và công nghệ ba chiều, đồng thời tiến hành khôi phục vật liệu dựa trên nghiên cứu đối với các di tích văn hóa thời đại đồ đá.

Trong quá trình này, điện toán đám mây có thể dễ dàng tính toán và phân tích nhiều dữ liệu khác nhau của vật thể trên mô hình ba chiều, bao gồm mức độ phù hợp của các vị trí nối, bối cảnh tổng thể, môi trường xung quanh…, từ đó cung cấp dữ liệu đáng tin cậy cho các chuyên gia trong suốt quá trình phân tích báu vật.

Trong giai đoạn thăm dò và lập bản đồ, các chuyên gia phải sử dụng máy laser có độ chính xác cao và công nghệ quét laser ba chiều để đo dữ liệu, mặt khác cũng phải sử dụng kính hiển vi trường ảnh siêu sâu để khám phá các vật thể. Trong quá trình trích xuất, trước tiên, các chuyên gia sẽ sử dụng máy quét 3D để thu thập thông tin và dữ liệu môi trường xung quanh, sau đó in ra mô hình bằng máy in 3D.

Viện Khảo cổ học thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) cho biết, các cuộc khai quật cho thấy mạng lưới đường hầm vừa được phát hiện phân bố theo mô hình xuyên tâm từ trung tâm thành phố cổ. Các đường hầm này phục vụ cho cả mục đích giao thông.

Cùng với đó, Giám đốc Học viện Khảo cổ và di tích văn hóa Nội Mông, ông Sun Jinsong cho biết, các hào xung quanh cũng như các vành đai bên ngoài Houchengzui là trọng tâm của các nghiên cứu gần đây.

Các cuộc khai quật trong đó mạng lưới đường hầm đã lộ diện cũng tiết lộ thêm ba cổng thành của Houchengzui cũng như các công trình khác như các đoạn tường thành.