Nỗ lực thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trong mọi khía cạnh đời sống

17/01/2024 12:07

Để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt toàn xã hội, trong mọi lĩnh vực của đời sống, nhiều bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp đã tổ chức hàng loạt chương trình khuyến khích người dân.

Nỗ lực thúc đẩy thanh toán không tiền mặt trong mọi khía cạnh đời sống - Ảnh 1.

Hai năm trở lại đây, Hồng Sơn, một nhân viên văn phòng ở Hà Nội thường không có quá 100.000 đồng trong ví. Số tiền này Thắng chỉ mang theo để đề trả tiền gửi xe, hoặc đổ xăng. Các giao dịch còn lại, Thắng đều quẹt thẻ, quét mã QR hoặc thanh toán qua ứng dụng.

"Không chỉ nhanh gọn, tiện lợi mà khi mình gọi đồ ăn, gọi xe, đặt vé xem phim... rất nhiều ứng dụng có ưu đãi khi khách hàng thanh toán không tiền mặt", Hồng Sơn cho hay. "Trung bình mỗi tháng, tôi tiết kiệm được gần 200.000 đồng nhờ các voucher khuyến mãi khi thanh toán qua các app".

Thắng nói và mở ứng dụng Xanh SM, cho biết hôm qua anh tiết kiệm được hơn 40.000 tiền đi taxi khi liên kết tài khoản Viettel Money để thanh toán. Sơn cũng chia sẻ thêm, mẹ anh, thời gian gần đây cũng đã nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng, không nhận tiền mặt nữa.

Để thúc đẩy thanh toán không tiền mặt toàn xã hội, trong mọi lĩnh vực của đời sống, nhiều bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp đã tổ chức hàng loạt chương trình khuyến khích người dân.

Ví dụ như hồi tháng 6/2023, chuỗi sự kiện Ngày Không Tiền Mặt đã được báo Tuổi Trẻ tổ chức dưới sự chỉ đạo nội dung của Ngân hàng nhà nước và có sự đồng hành của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam nhằm thúc đẩy tiến trình không sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế để hướng đến một xã hội không dùng tiền mặt ở Việt Nam.

Một điển hình khác, để thúc đẩy chuyển đổi số trong tổ chức thực hiện các chính sách xã hội, tạo điều kiện để người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội một cách thuận lợi, đặc biệt là chi trả không dùng tiền mặt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị 21 ngày 25/11/2022 về thúc đẩy chuyển đổi số trong chi trả an sinh xã hội không dùng tiền mặt. Đến nay 63 tỉnh, thành phố đều đã ban hành kế hoạch để thực hiện nội dung này.

Mô hình “Tuyến phố thanh toán không dùng tiền mặt”, hay Chợ 4.0 cũng đã và đang được triển khai thực hiện tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Cùng với đó là hàng loạt chương trình ưu đãi liên tục được chạy trong năm, phối hợp thực hiện bởi không chỉ các ngân hàng, ứng dụng thanh toán, mà còn là cả các doanh nghiệp khác như ứng dụng giao hàng, gọi xe, gọi đồ ăn hay sàn thương mại điện tử.

Nhờ tất cả những nỗ lực nói trên, tính đến cuối năm 2023, thanh toán không dùng tiền mặt đạt khoảng 11 tỷ giao dịch, tăng gần 50% so với năm 2022. Tổng giá trị giao dịch đạt hơn 200 triệu tỷ đồng.

Trong đó, thanh toán qua kênh Internet đạt gần 2 tỷ giao dịch, với giá trị đạt trên 52 triệu tỷ đồng (tăng hơn 56 % về số lượng và 5,8% về giá trị so với năm 2022); qua kênh điện thoại di động đạt hơn 7 tỷ giao dịch với giá trị đạt hơn 49 triệu tỷ đồng (tăng hơn 61% về số lượng và gần 12% về giá trị); qua phương thức QR code đạt gần 183 triệu giao dịch, với giá trị đạt hơn 116 nghìn tỷ đồng (tăng gần 172 % về số lượng và hơn 74% về giá trị so với năm trước). Giá trị giao dịch qua ATM khoảng 2,6 triệu tỷ đồng, giảm hơn 9% so với 2022.

Rinh ngàn voucher xịn khi đặt Xanh SM thanh toán qua Viettel Money

Chương trình ưu đãi hợp tác giữa Viettel Money và Xanh SM mong muốn đồng hành cùng những chuyến đi, bon bon trên mọi nẻo đường để san sẻ bớt bộn bề và lo toan dịp lễ Tết. Với tổng giá trị voucher là 40.000 đồng dành cho mỗi khách hàng liên kết tài khoản Viettel Money thành công trên ứng dụng Xanh SM, người dùng sẽ được giảm giá trực tiếp vào đơn hàng đặt trên Xanh SM tại bước thanh toán khi chọn phương thức thanh toán Viettel Money.

Cụ thể, ưu đãi Đặt Xanh SM có Viettel Money dành tặng người dùng trên ứng dụng Xanh SM, 3 voucher gồm: 1 voucher KM áp dụng cho giao dịch Xanh Bike trị giá: 10.000 đồng/chuyến; 1 voucher KM áp dụng cho giao dịch Xanh Taxi trị giá: 20.000 đồng/chuyến; 1 voucher KM áp dụng cho cả dịch vụ Xanh Bike và Xanh Taxi): ưu đãi 50% tối đa 10.000 đồng/chuyến.