Nhằm giúp công chúng hiểu hơn về câu chuyện chưa kể của những người trong công cuộc chỉ huy phòng, chống dịch, VnExpress tổ chức Tọa đàm trực tuyến: 5 tháng trong đại dịch. Ba khách mời gồm: Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn; Bà Lê Thị Quỳnh Mai, Viện phó Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương; Ông Nguyễn Trung Cấp, Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương. Họ đều làm việc với vai trò là tuyến đầu trong cuộc chiến chống Covid-19.
Nhìn lại những gì đã trải qua
Thứ trưởng Bộ Y tế đã chia sẻ về khoảng thời gian vừa qua: “5 tháng chống dịch là khoảng thời gian rất vất vả. Làn sóng dịch này là do chủng vi-rút Delta nguy hiểm hơn so với chủng trước đây
Bắt đầu khi dịch xuất hiện ở Hải Dương, sau đó lan ra Bắc Giang, Bắc Ninh, thì hời gian đầu hết sức khó khăn. Thời gian đó, vi-rút không chỉ ở cộng đồng mà còn ở nhà máy, nhà trọ rất đông công nhân, việc lây lan rất nhanh, chóng mặt. Vì vậy nhiệm vụ của hệ thống chính trị, ban chỉ đạo quốc gia, chính quyền, người dân ở Bắc Giang nâng lên mức cao nhất.
Sau đó bắt đầu từ tháng 6 chống ta lại bắt đầu chống dịch ở Tp.Hồ Chí Minh. Chúng ta chưa bao giờ chứng kiến người mắc lên tới hàng nghìn mỗi ngày, số lượng tử vong ba bốn chục ca một ngày. Thời điểm đó, đi tắt đón đầu là hết sức cần thiết”.
Đánh giá tình hình hiện nay, Thứ trưởng khẳng định: “Về mặt y tế, theo chúng tôi thấy cơ bản đã vượt qua thời gian đen tối. Thứ nhất, chúng ta trải qua những đợt cao trào, các biện pháp áp dụng cách ly F0 tại nhà, xét nghiệm được thực hiện hiệu quả. Thứ hai nhờ sự tích cực vào cuộc của y tế, quân đôi, góp phần kiểm soát trong thời gian ngắn, tạo tiền đề đem lại trạng thái bình thường mới. Thứ 3, có thể thấy ý thức của người dân tự bảo vệ mình, cùng tham gia phòng dịch”.
Nhiều kinh nghiệm được rút ra sau mỗi đợt dịch
Thứ trưởng cho biết: “Thời điểm tại Bắc Giang chúng ta đã có nhiều bài học rất quan trọng cho nhiều tỉnh thành sau này, đó là việc thực hiện giãn cách xã hội hết sức nghiêm chỉnh, sự tuân thủ của người dân. Thứ hai, thực hiện hình thức cách ly y tế cho cả một khu, ví dụ khu vực Núi Hiểu, khu Quang Điểu ở Bắc Giang. Thứ ba, vấn đề xét nghiệm nhanh, quét nhanh, quét liên tục nhiều ngày, giúp chúng ta phát hiện trường hợp nhiễm Covid-19 trong cộng đồng, tổ chức cách ly, đưa đi điều trị nhanh nhất.
Khi ở Bắc Giang, bắt đầu áp dụng test nhanh kháng nguyên, bên cạnh RT-PCR. Đây chính là xét nghiệm giúp phát hiện nhanh và sớm phát hiện F0”.
Cuối cùng, bài học ở Bắc Giang, dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ các đơn vị đã thực hiện không chỉ phát hiện F0 mà còn giãn dân, đưa đến cơ sở cách ly khác, kể cả người không bị mắc Covid-19 để giảm mật độ người dân. Đây cũng là bài học mà Tp.HCM áp dụng thời gian qua.
Ngoài ra, việc chuẩn bị các kịch bản ứng phó dịch được thực hiện rất kỹ lưỡng. Bên cạnh các biện pháp từ chính quyền địa phương thì ngành y tế đã chuẩn bị đầy đủ nguồn lực, như nhân sự, trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc... nên khi lâm trận thì đầy đủ vũ khí để tầm soát, dập dịch.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cũng có thêm nhiều kinh nghiệm sau những lần đến các địa phương chống dịch: “Từ đợt Đà Nẵng chúng tôi đã học được việc tổ chức lực lượng tại chỗ. Ở Hải Dương thì học được lập các bệnh viện dã chiến. Đợt Bắc Giang - Bắc Ninh, các bài học ấy được phát triển rộng hơn, thiết lập được mạng điều trị phối hợp giữa địa phương và các đoàn chi viện, lập bệnh viện dã chiến, thiết lập ICU...
Khi dịch xảy ra, ở khu vực phía Nam, chúng ta đã áp dụng được các bài học điều trị từ các đợt dịch trước rất nhanh, như thiết lập ICU vài trăm giường chỉ trong vòng 2-3 ngày đã đi vào hoạt động. Chúng tôi phải trưởng thành từng bước một.
Về mặt bệnh học cũng đã được sáng tỏ ra. Cả hệ thống điều trị đã trưởng thành lên thông qua từng vụ dịch”.
Bác sĩ cũng chỉ ra vũ khí để ngăn tối đa nguy cơ chuyển nặng và tử vong là dùng thuốc kháng đông sớm, dùng corticoid kịp thời. Điều này đã được áp dụng thành công ở Bắc Ninh, Bắc Giang. Sau đó chiến lược đó áp dụng rộng rãi ở miền Nam, không chỉ Đồng Tháp, cùng các tiêu chí đánh giá người bệnh diễn biến nặng để điều trị kịp thời.
Xét nghiệm diện rộng cũng để lại những kinh nghiệm cho đội ngũ y tế. GS. Lê Thị Quỳnh Mai đã thông tin rất chi tiết về vấn đề này: “Về chiến lược xét nghiệm, chúng tôi luôn dựa vào tình hình thực tế, dịch bệnh tại thời điểm đưa ra kế hoạch. Đặc điểm căn nguyên gây bệnh, mỗi một thời điểm sẽ bộc lộ ra các đặc điểm ta cần chú ý. Thứ ba là nguồn lực có đủ không, rồi những vật tư, sinh phẩm, thiết bị có đủ không. Các phương pháp hiện có phổ biến và hiệu quả đến đâu.
Tình hình dịch ở Tp.HCM trải qua rất nhiều giai đoạn. Giai đoạn đầu nhân lực hạn chế, hạn chế nguồn cung... nên chiến lược thay đổi rất nhiều. Trong 2 tháng, chúng tôi có hơn 12 thay đổi, để linh hoạt để đạt hiệu quả cao nhất”.
Những cảm xúc còn đọng lại
Đối với Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn thời gian chống dịch: “Có những lúc chúng tôi cảm thấy mệt mỏi, không phải vì trách nhiệm quá nặng nề. Thời điểm đó hết sức căng thẳng. Có những trường hợp người dân gọi cấp cứu một thời gian mới có. Người dân vào viện đã đến lúc trở nặng. Chúng tôi không thất vọng hay muốn đầu hàng, nhưng thời điểm đó hết sức khó khăn, Bộ phận thường trực khi ngồi ăn mắt đỏ hoe vì nhiều thứ chưa đáp ứng được người dân”.
Thứ trưởng mong muốn tất cả người dân nỗ lực, nhận thức đầy đủ. Chúng ta tránh để bình thường mới thành điểm bùng phát dịch. Các cấp lãnh đạo địa phương đến người dân cần tập trung thực hiện chỉ đạo về thời kỳ bình thường mới của chính phủ.
“Điều làm tôi tự tin nhất là đội ngũ đồng nghiệp.Tôi tin tưởng vào cái tâm cái tài của cán bộ y tế. Kể cả các em sinh viên mới vào nghề, được chỉ đạo lấy mẫu xét nghiệm, nhưng chúng tôi hay gọi là "đi ngoáy mũi", cũng rất giỏi. Vì vậy tôi tin tưởng vào cái tâm cái tài của đồng nghiệp của các em sinh viên trong ngành y tế. Khi đã tham gia cuộc chiến thì mọi người đều nỗ lực ở mức cao nhất”, Thứ trưởng bày tỏ.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cũng có những chia sẻ của mình: “Trong gần hai năm qua, những người làm công tác chống dịch như chúng tôi, cứ chỗ nào có dịch là đi thôi. Sau khi trở về và xuất hiện điểm dịch mới, chúng tôi lại đi đến điểm mới. Chúng tôi thường xuyên như thế từ khi xuất hiện cụm dịch đầu tiên ở Hải Dương. Sau khi kết thúc cụm dịch Hải Dương, Đà Nẵng, thì lại xuất hiện cụm dịch Bắc Ninh, Bắc Giang, sau đó là cụm dịch tại các tỉnh miền Nam. Thế nên những người chống dịch cứ trở về rồi lại tiếp tục ra đi. Đó là cuộc chiến chúng ta phải tiếp tục chiến đấu cho đến khi đủ điều kiện chuẩn bị về mặt xã hội, về mặt y tế để chung sống một cách an toàn với dịch”.
Kế hoạch tương lai
Về chuẩn bị cho việc hạn chế dịch lại bùng phát ở đợt dịch tiếp theo bác sĩ Nguyễn Trung Cấp thông tin: “Trải qua 4 đợt dịch vừa qua, hệ thống điều trị được thử lửa, rèn luyện nhiều. Các tỉnh nỗ lực nhiều trong tổ chức hệ thống điều trị, tập huấn đào tạo, cán bộ, nhân viên y tế. Các tỉnh dành nhiều khoản đầu tư để nâng cấp hệ thống hồi sức cấp cứu. Đây là bước chuẩn bị của các địa phương để chung sống an toàn với dịch, Thêm vào đó, tỷ lệ bao phủ vắc-xin tốt thì nguy cơ trở nặng thấp đi, áp lực điều trị giảm đi. Chúng ta triển khai cách ly F0 tại nhà, hệ thống chăm sóc tại cộng đồng, giảm bớt áp lực tại bệnh viện. Đây hai bước mấu chốt quan trọng để đáp ứng tốt sự bùng phát của dịch”.
Tiến độ nghiên cứu vắc-xin trong nước hiện nay cũng là vấn đề được nhiều người dân quan tâm, bà Lê Thị Quỳnh Mai cho biết: “Có một số đơn vị phát triển nghiên cứu, đang có giai đoạn thử nghiệm. Có những nơi đã vào giai đoạn 3 chuẩn bị kết thúc. Vắc-xin Nanocovax của Nanogen, vắc-xin của Viện Sinh phẩm Bộ Y tế, hệ thống Vin - Vin Biocare. Một số nơi có nghiên cứu nhưng chưa thử nghiệm”.
Ngoài ra, trong thời gian tới tự kiểm soát bằng xét nghiệm là mấu chốt của việc sống chung với dịch bệnh. Người dân cân nâng cao ý thức với cộng đồng tránh chủ quan, lơ là khi được nới lỏng.