Cận cảnh cây cầu vượt đầm phá tại Huế được dân kiến nghị ‘trả lại tên’

02/08/2023 16:06

UBND tỉnh TT-Huế vừa chỉ đạo cấp có thẩm quyền thực hiện các bước theo quy trình để xem xét giải quyết kiến nghị của người dân tại TP Huế về việc đổi lại tên cây cầu đường bộ Tam Giang (tuyến Quốc lộ 49B) thành cầu Ca Cút như tên gọi ban đầu.

UBND tỉnh TT-Huế vừa chỉ đạo cấp có thẩm quyền thực hiện các bước theo quy trình để xem xét giải quyết kiến nghị của người dân tại TP Huế về việc đổi lại tên cây cầu đường bộ Tam Giang (tuyến Quốc lộ 49B) thành cầu Ca Cút như tên gọi ban đầu.

Cận cảnh cây cầu vượt đầm phá tại Huế được dân kiến nghị ‘trả lại tên’ - Ảnh 1.

Năm 2008, cầu Tam Giang (tên dự án là cầu Ca Cút) và hệ thống đường dẫn được khởi công xây dựng tại vùng đầm phá Tam Giang và khu vực ruộng đồng qua hai xã Hải Dương, Hương Phong (thị xã Hương Trà), thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang, cả 3 địa phương hiện thuộc TP Huế).

Cận cảnh cây cầu vượt đầm phá tại Huế được dân kiến nghị ‘trả lại tên’ - Ảnh 2.

Tháng 8/2010, cầu Tam Giang hoàn thành xây dựng, khánh thành, đưa vào sử dụng, nối thông hai bờ phá Tam Giang đoạn gần cửa biển Thuận An; trở thành cây cầu cuối cùng nối liền toàn bộ hệ thống Quốc lộ 49B từ huyện Phong Điền (phía Bắc) đến huyện Phú Lộc (phía Nam) tỉnh TT-Huế.

Cận cảnh cây cầu vượt đầm phá tại Huế được dân kiến nghị ‘trả lại tên’ - Ảnh 3.

Cầu Tam Giang (Ca Cút) và vùng đầm phá Tam Giang nhìn từ trên cao. Ảnh Internet

Cận cảnh cây cầu vượt đầm phá tại Huế được dân kiến nghị ‘trả lại tên’ - Ảnh 4.

Các nhịp cầu sử dụng dầm bê tông cốt thép dự ứng lực, kết cấu kiểu Super “T”.

Cận cảnh cây cầu vượt đầm phá tại Huế được dân kiến nghị ‘trả lại tên’ - Ảnh 5.

Cây cầu gồm 12 trụ, 2 mố được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều dài 607 m, rộng 10 m, đi qua mặt đầm nước đầm phá, khu vực hồ tôm và đất nông nghiệp bên trong của người dân.

Cận cảnh cây cầu vượt đầm phá tại Huế được dân kiến nghị ‘trả lại tên’ - Ảnh 6.

Mặc dù quá trình lập và thực hiện dự án đầu tư xây dựng giao thông, công trình có tên là cầu Ca Cút; tuy nhiên, đến thời điểm khánh thành, cầu lại được Sở GTVT tỉnh TT-Huế gắn biển là cầu Tam Giang gây bất ngờ, băn khoăn đối với nhiều người.

Cận cảnh cây cầu vượt đầm phá tại Huế được dân kiến nghị ‘trả lại tên’ - Ảnh 7.

Nhiều năm trôi qua, đến thời gian gần đây, người dân hai xã Hương Phong và Hải Dương đã chính thức đề nghị “trả lại tên” cho cây cầu vượt phá Tam Giang về với tên cũ là Ca Cút.

Cận cảnh cây cầu vượt đầm phá tại Huế được dân kiến nghị ‘trả lại tên’ - Ảnh 8.

Theo kiến nghị của người dân, vị trí xây dựng cầu Ca Cút là nơi gắn liền với bến đò Ca Cút xưa kia. Đó là một địa danh gắn liền với ký ức của nhiều thế hệ người dân khu vực này.

Cận cảnh cây cầu vượt đầm phá tại Huế được dân kiến nghị ‘trả lại tên’ - Ảnh 9.

Tương truyền, bến đò Ca Cút đã hình thành từ khi ngôi làng Thuận Hòa (xã Hương Phong) mới thành lập, vào đời chúa Nguyễn Phúc Tần, khoảng năm 1648. Ngày xưa, đây là khu vực thưa thớt dân cư, bến đò Ca Cút là một địa điểm heo hút, ít người qua lại. Con phá Tam Giang cũng như bến đò Ca Cút ngày xưa là địa danh gợi về của sự xa xôi, cách trở.

Cận cảnh cây cầu vượt đầm phá tại Huế được dân kiến nghị ‘trả lại tên’ - Ảnh 10.

Có một tác giả từng viết trên báo địa phương rằng, xưa kia, khi phương tiện giao thông đường thủy còn thô sơ, phá Tam Giang lại quá rộng lớn không thể dùng tay chèo qua lại sông nước dễ dàng, thì đoạn phá hẹp nhất này có lẽ là bến đò duy nhất - bến đò Ca Cút, để người dân vượt phá Tam Giang.

Cận cảnh cây cầu vượt đầm phá tại Huế được dân kiến nghị ‘trả lại tên’ - Ảnh 11.

Đa số người dân các xã Hương Phong và Hải Dương cho rằng, ngày nay, cây cầu qua bến đò xưa phải được đặt tên là Ca Cút, như vậy mới mang tính đặc trưng của địa phương, do liên quan đến địa danh bến đò Ca Cút. Hơn nữa, khi đổi tên cầu từ Ca Cút - theo tên trong dự án, thành cầu Tam Giang, cơ quan chức năng đã không tổ chức lấy ý kiến của người dân địa phương. Mặt khác, theo dân địa phương, tên cầu Tam Giang cũng không mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa gắn với vùng đất mà cây cầu được xây dựng và hiện dụng.

Cận cảnh cây cầu vượt đầm phá tại Huế được dân kiến nghị ‘trả lại tên’ - Ảnh 12.

Trước đề xuất của người dân, UBND tỉnh TT-Huế đã chỉ đạo UBND TP Huế tiến hành các bước theo quy trình. Theo đó, UBND TP Huế đã chỉ đạo UBND hai xã Hải Dương và Hương Phong tổ chức lấy ý kiến của người dân địa phương về việc đổi tên cầu.

Cận cảnh cây cầu vượt đầm phá tại Huế được dân kiến nghị ‘trả lại tên’ - Ảnh 13.

Qua lấy ý kiến, đại đa số người dân 2 xã thống nhất đề nghị các cấp có thẩm quyền thay đổi tên gọi cầu Tam Giang thành cầu Ca Cút, vì cái tên Ca Cút đã gắn liền với bến đò Ca Cút xưa, đồng hành theo tâm tưởng, ký ức của bao thế hệ người dân Hải Dương và Hương Phong.

Cận cảnh cây cầu vượt đầm phá tại Huế được dân kiến nghị ‘trả lại tên’ - Ảnh 14.

Được biết, UBND TP Huế hiện đã đưa nội dung đổi tên cầu Tam Giang thành Ca Cút vào Đề án đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn lần thứ XII - năm 2023. Dự kiến, Đề án sẽ được trình HĐND tỉnh TT-Huế xem xét, quyết định trong quý III năm nay.

Cầu Tam Giang (còn được gọi là cầu Ca Cút) là một cây cầu bắc qua phá Tam Giang tại thành phố Huế hiện nay. Cầu là một phần của tuyến Quốc lộ 49B chạy ven biển tỉnh TT-Huế. Cầu có 12 trụ, 2 mố được thiết kế vĩnh cửu bằng bê tông cốt thép dự ứng lực, chiều dài 607 m, rộng 10 m. Công trình do Bộ GTVT đầu tư, giao tỉnh TT-Huế trực tiếp làm chủ đầu tư xây dựng, với tổng kinh phí là 311,56 tỷ đồng, khởi công ngày 19/5/2008, khánh thành vào tháng 8/2010; trở thành cây cầu thứ tư vượt hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, sau các cầu Thuận An, Trường Hà và Tư Hiền.