Gần trưa những ngày cuối năm, chị Trần Thị Hương (43 tuổi, trú thị trấn Đô Lương, huyện Đô Lương,
Xem người thợ tay thoăn thoắt làm mỗi ngày nghìn cái bánh ở làng nghề hơn 300 tuổi
16/01/2022 20:10
Làng bánh đa Vĩnh Đức có tuổi đời hơn 300 năm. Những ngày cận Tết, các cơ sở liên tục sản xuất để phục vụ thị trường trong và cả nước ngoài.
Những chiếc bánh đa được đảo liên tục trên bếp than hồng.
"Công đoạn này là cuối cùng của việc cho ra một chiếc bánh đa thành phẩm, nhưng nó lại góp phần rất quan trọng vì tạo ra độ giòn, thơm ngon. Bánh phải được nướng bằng tay trên bếp than đỏ thì mới có vị chín vừa, giòn, thơm ngon được.
Người nướng bánh phải biết nướng ở nhiệt độ vừa phải, nếu nhiệt độ cao quá hoặc nướng lửa thì bánh sẽ cháy lúc đó sẽ có mùi khét và coi như hỏng", chị Hương vừa nói vừa thoăn thoắt đảo chiếc bánh trên bếp than.
Những chiếc bánh được các "nghệ nhân" thoăn thoắt nướng trên bếp than hồng.
Chị Hương cho biết, chị làm nhân công thuê cho một cơ sở ở
Làng nghề bánh đa Vĩnh Đức có tuổi đời hơn 300 năm.
Mỗi ngày cơ sở nơi chị làm sản xuất hơn 1000 chiếc bánh, ngày Tết sẽ làm nhiều hơn. Tuy công việc không nặng nhọc nhưng khá bận rộn. Đổi lại, chị Hương có thêm thu nhập mang về trang trải cho gia đình.
Ở làng nghề bánh đa Vĩnh Đức, cơ sở của bà Đinh Thị Chung cũng được xếp vào hạng lâu đời khi đã có 40 năm làm nghề. Bánh ở cơ sở của bà Chung không chỉ được tiêu thụ trong tỉnh mà còn được đưa đi nhiều tỉnh thành khác.
Ngoài bánh đa vừng, cơ sở của bà Chung còn làm ra nhiều loại bánh đa khác như bánh gấc, bánh khoai lang tím.
Bà Chung cho biết, từ nhỏ, bà đã được bố mẹ truyền lại nghề làm bánh đa. Bà cũng theo nghề để vừa mưu sinh kiếm sống vừa giữ nghề cho làng. Tuy công việc không kiếm ra được nhiều tiền, nhưng mang lại thu nhập ổn định và tạo việc làm cho nhiều nhân công khác.
Thời gian cận Tết Nguyên đán, cơ sở của bà Chung làm nhiều hơn thường ngày vì các thương lái, đại lý đặt mua để bán Tết. Thường ngày cơ sở bà chỉ làm khoảng 1000 cái thì nay tăng lên có khi đến 1.500 chiếc bánh mỗi ngày.
Chị Nhàn - con gái bà Đinh Thị Chung khoe những chiếc bánh màu sắc do mình tự nghĩ ra để tạo sự đa dạng cho sản phẩm và đã nhận được nhiều sự ủng hộ, thích thú của khách hàng.
Bà Chung chia sẻ thêm, để làm ra chiếc bánh đa đặc biệt mang thương hiệu của làng nghề Vĩnh Đức thì điều cốt yếu chính là nguyên liệu. Nguyên liệu bánh được làm chủ yếu từ 2 loại là gạo xay thành bột nước và trộn với vừng đen.
"Ngoài 2 nguyên liệu chủ đạo trên thì bánh đa ở Vĩnh Đức đặc biệt bởi chúng tôi đâm tỏi, gừng, tiêu để trộn thêm vào. Càng nhiều vừng, càng nhiều gia vị thì bánh càng thơm ngon.
Bánh ở đây được tráng bằng tay trên nồi hơi nấu từ bếp củi. Tráng xong bánh được đem ra phơi nắng. Khi nào khô thì được nướng trên bếp củi. Bánh chín có vị cay của tiêu, vị thơm của vừng, gừng và tỏi hòa quyện nhau mang 1 vị ngon đặc biệt không nơi nào có", bà Chung tâm sự.
Mỗi ngày cơ sở của bà Chung làm được hơn 1000 chiếc bánh.
Xem các "nghệ nhân" ở làng nghề 300 tuổi làm bánh đa bán Tết
Bánh đa "vươn ra" nước ngoài
Những ngày cuối năm, cơ sở làm bánh của anh Đinh Viết Hùng (48 tuổi) cũng tất bật hơn. Vì lượng đặt hàng nhiều nên cuối năm anh Hùng phải thuê 10 nhân công làm liên tục từ sáng đến tối.
Anh Hùng cho hay, đợt Tết này, cơ sở của anh sản xuất mỗi ngày khoảng 10 nghìn chiếc bánh. Đây là dịp làm nhiều nhất trong năm và cũng là dịp anh mong có thu nhập nhiều nhất để có thêm tiền ăn Tết.
Để xuất bánh ra được Nhật Bản đòi hỏi phải làm bánh thật công phu nhưng vẫn giữ hương vị đặc trưng của làng nghề Vĩnh Đức.
Bánh đa của anh Hùng trước đây chỉ bán trong tỉnh và một số tỉnh lân cận. Gần đây, anh bán được cho một đơn vị xuất sang Nhật Bản. Chính vì thế, bánh được anh làm cẩn thận hơn, đẹp hơn để có thể xuất ra nước ngoài.
Để xuất bánh được sang Nhật thì các cơ sở phải thêm 1 công đoạn là hông bánh cho mềm rồi dùng gạch nặng để ép cho thẳng. Việc này sẽ giúp bánh phẳng, đẹp hơn và vận chuyển được nhiều hơn.
"Nếu ở Việt Nam, mỗi chiếc bánh đa có giá 3 nghìn đồng thì khách mua tại Nhật Bản sẽ có giá 20 nghìn đồng. Sở dĩ giá cao hơn vì công vận chuyển khó khăn", anh Chung chia sẻ.
Hàng nghìn chiếc bánh đa vừa phơi xong chờ đóng gói giao cho các đại lý, cửa hàng, siêu thị.
Để xuất được chiếc bánh đến Nhật Bản, các cơ sở làm bánh ở Vĩnh Đức cũng đòi hỏi phải làm nhiều công đoạn hơn, kỹ càng hơn. Bánh đa sau khi phơi phải được ép thật thẳng để có thể vận chuyển được nhiều, mẫu mã đẹp hơn.
Quan trọng hơn cả là chất lượng bánh luôn phải đảm bảo và mang hương vị của làng nghề.
Ông Trần Văn Sơn - Chủ tịch UBND thị trấn Đô Lương cho biết, làng nghề bánh đa Vĩnh Đức đã có từ hơn 300 năm trước, nhưng mới chỉ được công nhận làng nghề hơn 10 năm nay.
Số ít sẽ được đem nướng chín để bán cho khách muốn ăn liền.
Tại làng nghề này hiện có hơn 400 hộ làm nghề sản xuất bánh đa. Bánh đa Vĩnh Đức không chỉ được nhiều khách hàng tại các tỉnh, thành ưa chuộng đặt mua nhiều mà hiện cũng đã có mặt tại nhiều chuỗi siêu thị, cửa hàng trên cả nước.
Trung bình mỗi tháng mỗi hộ làm nghề có thể thu nhập từ 30-40 triệu đồng. "Riêng dịp Tết sản lượng bánh thường tăng gấp đôi, gấp 3 so với ngày thường. Một số hộ chỉ tính riêng vụ bánh Tết đã kiếm được cả trăm triệu đồng", ông Sơn chia sẻ.
https://soha.vn/xem-cac-nghe-nhan-tay-thoan-thoat-lam-moi-ngay-nghin-cai-banh-o-lang-nghe-hon-300-tuoi-20220114234100902.htm