Ứng dụng Design Thinking trong phát triển sản phẩm số

10/11/2023 12:08

Design Thinking đã tương đối phổ biến ở các nước phát triển, đặc biệt để rà soát toàn diện và tìm ra giải pháp tối ưu cho vấn đề của tổ chức, doanh nghiệp. Tại Việt Nam, mô hình này cũng đã được một số doanh nghiệp công nghệ ứng dụng thành công vào sản phẩm của mình.

Ứng dụng Design Thinking trong phát triển sản phẩm số - Ảnh 1.

Design Thinking (Tư duy thiết kế) là một mô hình được tạo ra để giúp con người thiết kế giải pháp cho một vấn đề nào đó. Nó cho phép chúng ta rà soát toàn diện vấn đề và tư duy thích hợp để tìm ra một giải pháp tối ưu. Phương pháp này cực kỳ hữu ích trong xử lý vấn đề phức tạp vốn mập mờ hoặc không xác định.

Cho dù vấn đề đơn giản hay phức tạp, đặc biệt là các vấn đề trừu tượng, khó dự tính, tư duy thiết kế vẫn giúp bạn giải quyết được. Bằng cách hiểu sâu các vấn đề liên quan đến con người, cách tiếp cận thực tế bằng tư duy hình ảnh và các phương thức kiểm tra.

Design Thinking được thực hiện theo 5 bước:

Thấu hiểu (Empathize)  – tìm hiểu về tập khách hàng mục tiêu Xác định vấn đề (Define problem)  – xác định nhu cầu của người dùng, vấn đề của họ Sáng tạo (Ideate)  – đưa ra những ý tưởng và giải pháp Xây dựng mẫu (Prototype)  – bắt đầu phát triển khai các ý tưởng Thử nghiệm (Test)  – thử nghiệm và thu thập phản hồi

Design Thinking là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp, không chỉ giúp thấu hiểu khách hàng của mình, tư duy thiết kế còn là cầu nối cho những hoạt động đội nhóm, công việc của các phòng ban trong quá trình tạo nên sản phẩm, dịch vụ. Với phương pháp lấy con người làm trung tâm, hoạt động của Design Thinking sẽ xoay quanh, phân tích sâu hành vi, mong muốn của con người để giải quyết nỗi đau của họ một cách kịp thời và hiệu quả.

Một số thương hiệu hàng đầu thế giới, chẳng hạn như Apple, Google và Samsung, đã nhanh chóng áp dụng phương pháp tư duy thiết kế và các trường đại học hàng đầu trên thế giới dạy phương pháp liên quan — bao gồm Stanford, Harvard, Imperial College London và Viện Srishti ở Ấn Độ.

Tiêu biểu với Apple, sản phẩm của ông lớn công nghệ này được các chuyên gia đánh giá là thân thiện nhất với người dùng trên thị trường. Steve Jobs đã áp dụng Design Thinking bằng cách ưu tiên: Nhu cầu của con người hơn nhu cầu của doanh nghiệp (1); Thiết kế sản phẩm được mọi người yêu thích (2); Biểu tượng của sự sang trọng (3); Tránh kỹ thuật quá mức (4) và Tối giản (5). Ví dụ - iMac, hay iPhone, iPad đều có màn hình chất lượng tuyệt vời, âm thanh sắc nét, được thiết kế đẹp và dễ sử dụng.

Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã bắt đầu ứng dụng Design Thinking vào phát triển sản phẩm số. Điển hình, Viettel Money -  ứng dụng do Tổng Công ty Dịch vụ số làm chủ toàn trình đã áp dụng phương pháp này vào phát triển sản phẩm, đặc biệt là với phiên bản ứng dụng 6.8 gần nhất.

Nguồn cảm hứng sáng tạo để xây dựng phiên bản Viettel Money 6.8 hoàn toàn khác biệt chính là hơi thở cuộc sống thường ngày. Ở một quốc gia đang phát triển nhanh như Việt Nam, ứng dụng tài chính số ngày càng len lỏi, thâm nhập sâu vào đời sống từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi tới miền ngược. Để trở thành một hệ sinh thái tài chính quốc dân, ứng dụng Viettel Money đã được đội ngũ phát triển xây dựng để nâng cao trải nghiệm thanh toán, hỗ trợ quản lý tài chính cho mọi đối tượng trong xã hội, không chỉ người trẻ, người thạo công nghệ, mà người cao tuổi, người ở vùng nông thôn, những người không rành công nghệ.

Ứng dụng Design Thinking trong phát triển sản phẩm số - Ảnh 2.

Sau thời gian thai nghén và triển khai toàn lực của tất cả các thành viên, ứng dụng Viettel Money phiên bản 6.8 đã được ra mắt. Chính là lời khẳng định cho triết lý "lấy người dùng làm trái tim của thương hiệu" của Viettel.

Về tính năng, quá trình thanh toán, mua bán, nạp, rút, chuyển tiền trên Viettel Money được tối ưu hóa, trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn bao giờ hết. Trên phiên bản 6.8 của ứng dụng, người dùng có thể ngay lập tức chuyển - nhận trong phạm vi 20m với 1 thao tác lắc điện thoại. Hay giao diện mua sắm online trên Viettel Money cũng tiện lợi  như đi chợ offline. Các gian hàng trong tính năng “Phố chợ" được sắp xếp một các thông minh và tiện lợi giúp người dùng không cần ghi nhớ vị trí từng gian hàng mà có thể dễ dàng tìm kiếm tùy theo nhu cầu.

Mặt khác, thấu hiểu được mỗi người dùng lại có một nhu cầu, thói quen sử dụng khác nhau, Viettel Money 6.8 đã bổ sung thêm một trợ lý ảo nhắc việc thông minh. Với công nghệ trí tuệ nhân tạo bên dưới, trợ lý ảo này có thể học được thói quen, hành vi sử dụng của người dùng để nhanh chóng đề xuất ra các dịch vụ, tính năng phù hợp, để các thao tác trở nên dễ dàng, linh hoạt và thuận tiện hơn nữa cho người dùng. Ấn tượng nhất là trợ lý ảo nhắc việc này còn có thể nhắc người dùng về các thông tin quan trọng, ví dụ các ưu đãi mới hay các sự kiện quảng bá hấp dẫn đang có trong Viettel Money. Khả năng này giúp người dùng không bỏ lỡ các niềm vui trong mỗi hoạt động mua sắm nhưng vẫn có thể tập trung làm các công việc của mình, thay vì phải ghi nhớ điều này.

Về trải nghiệm người dùng, Viettel Money hiện thực hóa tất cả những điều đó và sản phẩm với tiêu chí "Lôi cuốn", "Tin cậy", "Tiện dụng", "Đơn giản" và "Công nghệ" thông qua ngôn ngữ thiết kế Life UI, lấy người dùng làm trọng tâm, chú trọng hình ảnh trực quan, bố cục khoa học, ưu tiên tối đa tính đơn giản và tiện dụng, với các tiêu chí:

Trực quan và đáng tin cậy: Thấu hiểu sự khó khăn khi tin tưởng và sử dụng các ứng dụng công nghệ của đại đa số người dân Việt Nam, đặc biệt là người lớn tuổi, Viettel Money biết rằng “đáng tin cậy” phải là tiêu chí của mọi thiết kế. Các hình ảnh, câu chữ từ đó phải trở nên thật trực quan và dễ hiểu, các trải nghiệm phải thật minh bạch và dễ dùng. Đơn giản để tối ưu: Life UI lấy 2 hình khối vuông - tròn làm nền tảng thiết kế. Đây cũng là những hình ảnh đại diện cho sự trọn vẹn, cho trời và đất trong quan niệm truyền thống của Việt Nam, từ đất trời vạn vật sinh sôi và nảy nở. Trong Life UI, mọi thiết kế đều lấy vuông - tròn làm cơ sở để phát triển, đơn giản nhưng có sức biến hóa vô tận. Ứng dụng của bạn, theo ý bạn: Tính cá nhân là một trong những trọng điểm của Life UI. Người dùng được toàn quyền tùy chỉnh, sắp xếp giao diện theo ý mình, phục vụ những nhu cầu sử dụng của riêng mình.

Với cách tiếp cận đúng đắn, Viettel Money đã gặt hái được sự tin tưởng của người dùng, và đặc biệt thể hiện qua nhiều giải thưởng mà hệ sinh thái tài chính số này đã đạt được. Vừa qua, ứng dụng này được NAPAS vinh danh là Trung gian thanh toán Kim cương, dẫn đầu về doanh số dịch vụ Thanh toán trực tuyến và là Trung gian thanh toán Bạch kim về tổng giá trị giao dịch. Và mới đây nhất, với số lượt bình chọn hơn 30.000, bỏ xa các ứng viên khác, Viettel Money đã thắng giải Smart Choice Awards, hạng mục Giải pháp sáng tạo trong Ứng dụng tiêu dùng tại Better Choice Awards 2023.

Ứng dụng Design Thinking trong phát triển sản phẩm số - Ảnh 3.

Đó là những minh chứng cho thấy, với Design Thinking, Viettel Money ngày càng tiến gần tới vị trí hệ sinh thái “quốc dân” trong lòng người dùng.

Bạn đang đọc bài viết "Ứng dụng Design Thinking trong phát triển sản phẩm số" tại chuyên mục TIN TỨC.