Sử dụng thẻ ATM có xu hướng giảm, thanh toán online “lên ngôi”

12/03/2024 16:10

Tính đến cuối tháng 1/2024, thị trường có 20.986 thẻ ATM, giảm hơn 1,7% so với tháng 1/2023.

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, năm 2023, có hơn 182 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tăng 21% so với năm 2022, trong đó có hơn 35 triệu tài khoản được mở bằng phương thức điện tử (eKYC) trên các ứng dụng ngân hàng. Trong tháng 1/2024, các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt đều có mức tăng trưởng khá so với tháng 1/2023: tăng hơn 63% về số lượng và tăng hơn 41% về giá trị.

Trong các hình thức thanh toán, người tiêu dùng chuộng nhất là thanh toán qua mã QR (tăng hơn 892% về số lượng và hơn 1.062% về giá trị), kế đến là thanh toán qua điện thoại di động (tăng hơn 68% về số lượng và hơn 41% về giá trị), tiếp đó là qua kênh Internet (tăng hơn 57% về số lượng và hơn 37% về giá trị) và qua máy POS quẹt thẻ (tăng hơn 16% về số lượng và hơn 13% về giá trị).

Tuy nhiên, phương thức thanh toán qua thẻ ATM lại giảm hơn 15% về số lượng và giảm 18% về giá trị. Tính đến cuối tháng 1/2024, thị trường có 20.986 thẻ ATM, giảm hơn 1,7% so với tháng 1/2023.

Việc số lượng tài khoản thanh toán cá nhân đang tăng nhưng số thẻ ATM được phát hành và lượng giao dịch thanh toán qua thẻ ATM đều giảm đã cho thấy, người dân ngày càng chuộng hình thức thanh toán online, đặc biệt là thông qua điện thoại thông minh.

Sau 1 lần lỡ làm mất ví, trong đó chứa toàn bộ thẻ ATM, chị Quỳnh Anh, một nhân viên văn phòng ở Hà Nội đã quyết định… không dùng thẻ nữa.

“Không sử dụng thẻ, tôi vẫn có thể thanh toán hóa đơn dễ dàng thông qua các ứng dụng thanh toán. Hầu như các siêu thị, cửa hàng và cả chợ truyền thống đều có mã QR để thanh toán online, hoặc vẫn có thể chuyển khoản nếu không có mã. Tôi chỉ mang theo một ít tiền mặt phòng hờ gửi xe, hoặc điện thoại hết pin”- chị Quỳnh Anh nói.

Hiện nay, các hệ sinh thái tài chính số, ví điện tử ngày càng cung cấp đa dạng các dịch vụ, đáp ứng gần như toàn bộ nhu cầu thanh toán của người dân. Ví dụ như chỉ với riêng ứng dụng Viettel Money, người dùng đã có thể chuyển tiền, mua thẻ cào, đóng học phí, đóng tiền các hóa đơn điện nước… cùng với đó là nhiều dịch vụ tài chính, bảo hiểm, mua hàng. Điều này dự kiến sẽ thúc đẩy xu hướng thanh toán không tiền mặt mạnh mẽ hơn nữa trong tương lai.

Bên cạnh thẻ ATM, một sản phẩm khác cũng dần đi vào “dĩ vãng” chính là thẻ cào điện thoại vật lý khi người dùng có thể nạp tiền điện thoại thông qua ứng dụng thanh toán như Viettel Money với mức chiết khấu cao.

Với điện thoại cố định:

- Thanh toán điện thoại bàn không dây Viettel đang được ưu đãi 3%, áp dụng với khách hàng dùng nguồn tiền: Tài khoản ViettelPay, Tiền di động (Mobile Money)

- Thanh toán điện thoại bàn có dây Viettel cũng đang được ưu đãi giảm 3%, áp dụng với khách hàng thanh toán tiền điện thoại bằng nguồn tiền "Tài khoản ViettelPay".

Với điện thoại di động, việc nạp điện thoại, mua data 3G/4G hay mua thẻ cào đều có thể thực hiện online và được hoàn tiền với Viettel Money. Viettel Money cũng hỗ trợ người dùng đặt lịch thanh toán tự động cho các dịch vụ: Tiền điện, Tiền nước, Di động trả trước/ trả sau Viettel, Điện thoại cố định Viettel, Internet & Truyền hình Viettel.