Sáng gửi 600 triệu đồng tiền tiết kiệm, chiều tài khoản chỉ còn 100 nghìn, ngân hàng nhất quyết không bồi thường, người đàn ông buộc phải chấp nhận

31/01/2024 16:09

Sáng gửi 600 triệu đồng tiền tiết kiệm, đến chiều tài khoản chỉ còn 100 nghìn đồng, thủ đoạn lừa đảo cũ nhưng vẫn nhiều người mắc phải.

Sáng gửi 600 triệu đồng tiền tiết kiệm, chiều tài khoản chỉ còn 100 nghìn, ngân hàng nhất quyết không bồi thường, người đàn ông buộc phải chấp nhận - Ảnh 1.

Ngày nay, mọi người đều thích gửi số tiền nhàn rỗi của mình vào ngân hàng, thứ nhất là an toàn, thứ hai là họ có thể kiếm được tiền lãi. Anh Li đến từ Nam Ninh (Trung Quốc) cũng gửi số tiền tiết kiệm có trong tay vào Ngân hàng Trung Quốc. Tuy nhiên, chưa đầy 5 tiếng đồng hồ, số tiền đã biến mất, chuyện gì đã xảy ra?

Một câu chuyện vào năm 2015, anh Li cho biết, một buổi sáng, anh gửi toàn bộ tiền tiết kiệm của mình khoảng 200.00 NDT (khoảng 689 triệu đồng). Sau đó, khoảng 3h30 chiều, khi kiểm tra tài khoản, anh phát hiện chỉ còn 35 NDT (khoảng 120 nghìn đồng).

Sau đó, anh Li ngay lập tức đến ngân hàng trình bày và yêu cầu ngân hàng bồi thường. Tuy nhiên, ngân hàng nói hoạt động vẫn đang diễn ra bình thường và không hề có lỗi hệ thống nào. 

Sau khi kiểm tra, Ngân hàng Trung Quốc phát hiện tiền của anh Li được sử dụng để mua hàng thông qua một số phần mềm thanh toán của bên thứ ba. Hơn nữa, 200.000 NDT mà anh Li gửi vào buổi sáng không phải được tiêu thụ một lần mà nhiều lần. Anh Li cảm thấy rất bối rối trước câu nói này.

Anh Li nói rằng: "Tôi không hề thực hiện bất kỳ một giao dịch nào và tôi cũng không nhận được bất kỳ thông báo về giao dịch của mình. Đến khi tôi mở tài khoản mới phát hiện mình bị mất tiền, tôi cảm thấy điều này rất có vấn đề".

Có một điểm quan trọng trong toàn bộ quá trình thanh toán là ở bước nạp tiền cuối cùng, cần nhập mã mã xác minh SMS trên điện thoại di động nhưng anh Li cho biết không nhận được bất kỳ tin nhắn nhắc nhở nào.

Nhân viên ngân hàng đã tiến hành điều tra lý lịch và gửi mẫu tin nhắn gửi cho anh Li. Ngân hàng đưa ra biên bản gửi tin nhắn chi tiết, số điện thoại di động cũng ghi là số điện thoại di động của chính của anh Li, tại sao anh Li không nhận được? Có bí mật nào khác đằng sau vấn đề này không?

Phải chăng người khác đã lén lấy điện thoại di động của anh Li, dùng rồi xóa tin nhắn trong lúc anh Li không để ý. Sau đó, anh Li đã báo cảnh sát điều tra vụ việc. Trong quá trình điều tra, cảnh sát Nam Ninh (Trung Quốc) phát hiện ra rằng dù sử dụng nền tảng thanh toán nào thì toàn bộ số tiền đó đều được dùng để nạp tiền vào một trò chơi có tên Perfect World. Tuy nhiên, anh Li cho biết không hề chơi game.

Khi cuộc điều tra đi vào bế tắc, anh Li chợt nhớ ra cách đây không lâu mình có nhận được một tin nhắn lạ. Khoảng 10 phút sau khi gửi tiền, anh Li nhận được tin nhắn với nội dung, vui lòng kiểm tra thông tin hồ sơ cá nhân của con bạn, bên dưới có tài liệu WORD.

Khi anh Li nhìn thấy đó là hồ sơ học sinh của con mình và có biểu tượng của một tài liệu, anh nghĩ rằng đó có thể là tin nhắn do giáo viên gửi. Sau đó, cảnh sát đã kiểm tra điện thoại di động của anh Li và quả thực đã tìm thấy phần mềm này có tên là Hồ sơ học sinh trong ứng dụng quản lý.

Tuy nhiên, cảnh sát nhận thấy phần mềm này không thể mở và không hiển thị trên màn hình điện thoại di động, vậy việc cho phép nhận tin nhắn văn bản của nó có ý nghĩa gì? Cảnh sát nhìn thấy màn hình trên điện thoại cho biết ứng dụng có thể theo dõi tin nhắn văn bản được gửi đến thiết bị của người dùng hoặc xóa tin nhắn văn bản được gửi đến thiết bị của người dùng mà không hiển thị người dùng thấy.

Thấy vậy, cuối cùng anh Li cũng hiểu tại sao mình không nhận được mã xác minh SMS từ ngân hàng. Trong hoàn cảnh như vậy, cảnh sát nghi ngờ rằng đó là một loại virus trên điện thoại di động có thể đọc được một số thông tin liên quan trên điện thoại di động để đạt được mục đích trộm tiền.

Qua trường hợp của anh Li, cảnh sát khuyến cáo, một số tin nhắn rác có liên kết còn nhằm mục đích lấy thêm thông tin cá nhân, chỉ cần nhấp vào liên kết, điện thoại sẽ bị nhiễm virus. Ngoài ra, nếu thấy tín hiệu điện thoại di động của mình đột nhiên trở nên rất kém và lúc này bạn nhận được mã xác minh từ ngân hàng thì xóa tin nhắn này ngay lập tức.

Thực tế, những chiêu lừa đảo hiện nay rất tinh vi, đã rất nhiều người bị lừa. Theo đó, khi thấy những kiểu tin nhắn có dấu hiệu gắn link lạ, người dân cần xóa ngay lập tức để tránh bị mã độc xâm chiếm điện thoại và lấy đi những thông tin quan trọng.