Nước cạnh Việt Nam phát hiện kho báu mới tại mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới bằng công nghệ có một không hai

07/11/2023 16:05

Trung Quốc xác nhận phát hiện một loại quặng kho báu mới tại mỏ đất hiếm lớn nhất thế giới.

Tờ South China Morning Post cho biết, các nhà địa chất thuộc một công ty con của Tập đoàn điện hạt nhân thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc (CNNC) đã phát hiện quặng kim loại mới tại mỏ Bayan Obo ở thành phố Bao Đầu, Nội Mông, Trung Quốc. Mỏ kim loại mới này trở thành khoáng sản thứ 17 được tìm thấy ở Bao Đầu, Nội Mông, Trung Quốc và là khoáng sản thứ 150 được tìm thấy trong khu vực nói chung.

Trung Quốc cho biết, loại kho báu mới này có chứa niobi - một kim loại quý hiếm sáng bóng, màu xám nhạt. Đặc biệt, loại kho báu kim loại này có bộ bền cao và có đặc tính siêu dẫn nên được ứng dụng nhiều trong ngành thép.

Tổ chức Geoscience Australia nhận định, thép được sản xuất với hàm lượng niobi dưới 1% sẽ cứng hơn và có trọng lượng nhẹ hơn. Theo đó, kim loại niobi được coi như là kho báu quý hiếm đối với ngành sản xuất thép.

Ngoài ra, hợp kim được làm bằng kim loại niobi được sử dụng để chế tạo vật liệu xây dựng, đường ống dẫn dầu và khí đốt, cánh quạt và động cơ… Hơn nữa, kho báu niobi còn là một chất siêu dẫn ở nhiệt độ thấp, được sử dụng trong sản xuất nam châm siêu dẫn cho máy gia tốc hạt và máy MRI.

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, Brazil hiện chiếm gần 89% trữ lượng, Canada chiếm khoảng 8% trữ lượng của thế giới. Ông Antonio H. Carlos Neto, giáo sư kỹ thuật điện và máy tính tại Đại học Quốc gia Singapore cho biết, phát hiện mỏ kho báu kim loại mới này rất có ý nghĩa đối với Trung Quốc.

Hiện nay, hầu hết kim loại niobi mà Trung Quốc sử dụng trong ngành thép đều được nhập khẩu. Việc phát hiện ra mỏ kim loại này sẽ giúp Trung Quốc không phải phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Ông Carlos Neto cho biết thêm, tùy thuộc vào khối lượng và chất lượng của loại niobi này, Trung Quốc có thể tự cung tự cấp.

Về khai thác mỏ quặng, Trung Quốc đang thực hiện khai thác thông minh dựa trên nền tảng chuyển đổi kỹ thuật số. Cùng với đó, Trung Quốc xây dựng một hệ thống khai thác thông minh với nhận diện thông minh, ra quyết định thông minh và thực thi tự động. Hơn nữa, toàn bộ quá trình khai thác, vận chuyển, tiêu thụ và giám sát tài nguyên khoáng sản sẽ được thực hiện tự động.

Việc nâng cấp và chuyển đổi thông minh các mỏ quặng tài nguyên được chia thành ba bước: thứ nhất là nâng cấp công nghệ và thiết bị của các hệ thống và từng bước hiện thực hóa việc nội địa hóa các hệ thống điều khiển thiết bị lõi; thứ hai là thực hiện nâng cấp và chuyển đổi nền tảng mạng, trung tâm dữ liệu… để tích hợp các quy trình sản xuất và quy trình tiếp nhận thông tin môi trường; thứ ba là thiết lập quy trình làm việc thông minh trong thăm dò, khai thác liên quan thông qua dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo… sau đó tiến hành tích hợp hệ thống tổng thể để quản lý và kiểm soát dựa trên nền tảng quản lý và kiểm soát toàn diện.

Theo đó, việc thăm dò và khai thác các mỏ quặng mới sẽ được xây dựng từng bước với tiêu chuẩn cao, phù hợp với mục tiêu tương thích hoàn toàn các hệ thống thông minh, tương quan đầy đủ các hệ thống thăm dò, khai thác, vận chuyển, chế tạo, từ đó tạo độ tin cậy cao của hệ thống thiết bị.

Hệ thống thiết bị được Trung Quốc sử dụng bao gồm cơ sở thông tin cơ sở vật chất, hệ thống sản xuất thông minh, hệ thống quản lý và kiểm soát an toàn thông minh, hệ thống quản lý toàn diện thông minh.

Như vậy, công nghệ khai thác khoáng sản thông minh của Trung Quốc được tích hợp sâu trí tuệ nhân tạo, điện toán đám mây, bigdata, robot… với công nghệ phát triển, chế tạo khoáng sản hiện đại để hình thành hệ thống toàn diện. Từ đó, các dữ liệu thu được sẽ kết nối thời gian thực, phân tích và ra quyết định, phân tích, dự đoán và điều khiển.

Đối với các mỏ quặng lộ thiên, tập trung cải tiến việc xây dựng mạng lưới mỏ, trung tâm dữ liệu, hệ thống cảm biến, tập trung xây dựng hệ thống điều khiển từ xa, hệ thống xe không người lái, hệ thống vận hành và bảo trì từ xa… để đạt được số hóa môi trường khai thác, thiết bị khai thác thông minh, điều khiển từ xa quá trình sản xuất và truyền tải thông tin.

Nguồn: South China Morning Post, Baidu