Không bán kèm bộ sạc iPhone. Mục đích cuối cùng của việc kinh doanh là tạo ra lợi nhuận nhưng Apple thực hiện điều này ở mức độ tối đa, như việc loại bỏ bộ sạc khỏi hộp iPhone. Dù chi hơn 1.000 USD để sở hữu smartphone cao cấp, người dùng vẫn phải móc hầu bao để mua thêm bộ sạc rời. Công ty biện minh việc không tặng kèm bộ sạc giúp bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hiệu quả của biện pháp này khó xác định và có nhiều cách thích hợp hơn để chống ô nhiễm thay vì bán riêng bộ sạc. Ảnh: Phone Arena. |
Định giá iPhone cao, thiếu tùy chọn tầm trung. Giá iPhone trung bình tăng đều đặn trong vài năm qua và được dự đoán sẽ tăng vọt trở lại vào năm 2023. Hơn nữa, thay vì cố gắng làm cho những chiếc smartphone cao cấp của mình tốt hơn đối thủ, Apple lại tập trung vào việc tạo ra sự chênh lệch giữa các model Pro và dòng cơ bản, có giá rẻ hơn. Kể cả sản phẩm được Táo khuyết xác định là "giá rẻ" thì người dùng vẫn phải chi đến 800 USD. Tuy nhiên, với con số này, họ chỉ nhận được thiết bị có màn hình 60 Hz và vi xử lý đời cũ. Ảnh: Phone Arena. |
Sự tồn tại của Lightning. Hệ sinh thái đồng nhất, chặt chẽ là một trong những lý do người dùng yêu thích và không thể từ bỏ các sản phẩm của Apple. Đây cũng yếu tố tạo nên sức ảnh hưởng của họ trên thị trường công nghệ nhưng đồng thời cũng trở thành con dao 2 lưỡi. Cổng Lightning là ví dụ điển hình. Chuẩn sạc, truyền tải dữ liệu độc quyền này đã tồn tại quá lâu, không được nâng cấp và trở nên lạc hậu so với USB-C. Đến khi dần chuyển sang dùng cổng mới trên iPad, MacBook Pro, Apple tạo ra mớ lộn xộn, thiếu đồng bộ và tương thích trong chính hệ sinh thái của họ. Ảnh: Phone Arena. |
Dấu hỏi về iPad. Người dùng khá quen thuộc với mức độ đắt đỏ của các tablet cao cấp do Apple bán ra. Xét đến khả năng mạnh mẽ của iPad Pro thì đó cũng là cái giá hợp lý. Tuy nhiên, mặc dù có phần cứng ấn tượng, lời hứa về một thiết bị 2 trong 1 không thể thực hiện được nếu thiếu phụ kiện cần thiết. Ở đây, một lần nữa rào cản chi phí lại được dựng lên. Apple Pencil và Magic Keyboard có giá lên đến 1/2 iPad. Ngay cả khi người dùng trả một số tiền quá lớn như vậy, hiệu quả sử dụng vẫn không như mong đợi. Có vẻ Apple cố tình hạn chế chức năng của iPadOS, khiến iPad giống một chiếc iPhone quá khổ hơn là một thiết bị 2 trong 1 thực sự. Bằng cách này, họ sẽ tránh được tình trạng iPad cạnh tranh trực tiếp với MacBook. Ảnh: Phone Arena. |
Cách tiếp thị tính năng "mới". Cách Apple giới thiệu tính năng mới cho thiết bị của họ cũng gây ra nhiều tranh cãi. Hầu như chúng đều có mặt từ lâu trên sản phẩm của đối thủ. Ví dụ điển hình là Always-On Display. Mất hơn nửa thập kỷ để Apple mang màn hình luôn bật lên iPhone, trong khi tính năng này xuất hiện hàng loạt trên thiết bị Android, bao gồm các dòng máy tầm trung, giá rẻ. Tuy nhiên, Táo khuyết lại truyền thông theo cách họ là người sáng tạo. Ảnh: Phone Arena. |
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn