Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch

26/04/2023 16:04

Sáng 26/4, hàng nghìn người dân đổ về dự lễ hội chùa Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) để chiêm ngưỡng nghi lễ rước kiệu Thánh Từ Đạo Hạnh qua sông Tô Lịch.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 1.

Sáng 26/4 (7/3 âm lịch), quận Đống Đa tổ chức Lễ hội truyền thống chùa Láng. Đây là Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia đã được xếp hạng năm 2019.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 2.

Di tích chùa Láng (tên chữ là Chiêu Thiền tự) thuộc phường Láng Thượng, quận Đống Đa, là một trong 12 di tích tiêu biểu của Hà Nội được xếp hạng cấp quốc gia trong đợt đầu tiên của cả nước vào năm 1962.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 3.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 4.

Chùa được vua Lý Anh Tông (1138-1175) cho xây dựng để thờ Phật, thờ vua cha Lý Thần Tông và tiền thân (theo truyền thuyết) của ngài là Thiền sư Từ Đạo Hạnh - nhà sư rất nổi tiếng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 5.

Lễ hội chùa Láng thực chất là lễ hội mùa Xuân của cả một vùng gồm nhiều làng ở hai bên bờ sông Tô Lịch. Nét độc đáo của lễ hội là nghi lễ rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch...

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 6.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 7.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 8.

Sáng nay, hàng nghìn người dân có mặt để chiêm ngưỡng nghi lễ rước kiệu Thánh Từ Đạo Hạnh.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 9.

Theo ban tổ chức, hội Láng diễn ra chủ yếu tại chùa Láng. Ngoài ra, nhằm tái hiện những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời Thiền sư Từ Đạo Hạnh, một số nghi thức được thực hành tại những điểm di tích trên hành trình đoàn rước kiệu đi qua.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 10.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 11.

Nghi thức “đấu thần” diễn ra tại chùa Thánh Tổ - nơi thờ Pháp sư Đại Điên. Đây là cuộc “đấu pháo” độc nhất vô nhị, mô phỏng lại trận đấu giữa Thiền sư Từ Đạo Hạnh và Pháp sư Đại Điên với các tràng pháo thăng thiên kéo dài trong nửa tiếng đồng hồ từ đoàn rước hướng sang chùa Thánh Tổ và ngược lại.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 12.

Đoàn rước đến cầu Yên Quyết thì dừng lại chờ kiệu Thánh.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 13.

Nghi thức “độ hà” được thực hiện bằng việc trai đinh khiêng kiệu lội qua sông Tô Lịch chứ không đi trên cầu hàm ý “con không đi trên đầu cha” do trước kia cụ thân sinh ra Thiền sư Từ Đạo Hạnh bị người xấu sát hại và vứt xác xuống sông.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 14.

Hành trình rước kiệu Thiền sư còn đi qua nhiều điểm di tích khác như Chùa Nền, chùa Tam Huyền, chùa Hoa Lăng… trước khi quay trở lại điểm xuất phát.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 15.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 16.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 17.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 18.

Người dân sau khi lễ Phật, lễ Thánh sẽ tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, các trò chơi dân gian, tạo nên không khí sôi động.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 19.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 20.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 21.

Người dân trong các xóm bày mâm lễ nghênh báo Đức Thánh Láng.

Người Hà Nội nô nức đến chùa Láng xem rước kiệu Thánh qua sông Tô Lịch - Ảnh 22.

Sau 70 năm, lễ hội chùa Láng được phục dựng hoàn toàn nhằm tái hiện đầy đủ các nghi thức văn hóa "độc nhất vô nhị" của đất và người vùng kẻ Láng thuộc kinh thành Thăng Long xưa.