Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Tp.Hồ Chí Minh (1.140), Bình Dương (521), Đồng Nai (499), Đắk Lắk (254), Bạc Liêu (242), An Giang (221), Tây Ninh (202), Kiên Giang (150), Tiền Giang (127), Sóc Trăng (98), Cần Thơ (98), Bình Thuận (97), Quảng Nam (92), Trà Vinh (82), Long An (81), Đồng Tháp (49), Thanh Hóa (45), Khánh Hòa (44), Hậu Giang (42), Gia Lai (32), Nam Định (28), Hà Nội (26), Quảng Ngãi (21), Nghệ An (19), Bình Phước (19), Hà Giang (19), Phú Thọ (18), Vĩnh Long (18), Bà Rịa - Vũng Tàu (17), Bắc Giang (14), Bến Tre (14), Ninh Thuận (14), Thừa Thiên Huế (14), Hà Nam (12), Quảng Trị (6), Đắk Nông (6), Kon Tum (6), Bắc Ninh (4), Đà Nẵng (3), Bình Định (3), Hà Tĩnh (1), Ninh Bình (1), Thái Bình (1), Hải Phòng (1), Quảng Ninh (1), Lào Cai (1), Phú Yên (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: An Giang (-69), Nghệ An (-40), Cà Mau (-32).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tp.Hồ Chí Minh (+357), Bạc Liêu (+136), Sóc Trăng (+98).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 3.800 ca/ngày.
Tình hình dịch Covid-19 tại Việt Nam
Kể từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 900.585 ca nhiễm, đứng thứ 40/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với tỉ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 152/223 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 9.144 ca nhiễm).
Đợt dịch thứ tư (từ ngày 27/4/2021 đến nay)
Số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 895.793 ca, trong đó có 809.497 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 13 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Ninh Bình, Lạng Sơn, Sơn La, Yên Bái, Lai Châu, Hải Phòng, Tuyên Quang, Thái Bình, Hưng Yên, Điện Biên, Thái Nguyên, Hòa Bình, Bắc Kạn.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Tp.Hồ Chí Minh (428.013), Bình Dương (230.406), Đồng Nai (62.970), Long An (34.448), Tiền Giang (15.985).
Tình hình điều trị
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là 2.024 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 812.314.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 2.718 ca, trong đó thở oxy qua mặt nạ 1.817 ca, thở oxy dòng cao HFNC 443 ca, thở máy không xâm lấn 94 ca, thở máy xâm lấn 344 ca, ECMO 20 ca.
Trong ngày ghi nhận 54 ca tử vong tại Tp.Hồ Chí Minh (32), Bình Dương (8), Long An (4), Bạc Liêu (3), Đồng Nai (2), Tây Ninh (1), Thanh Hóa (1), Kiên Giang (1), An Giang (1), Sóc Trăng (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 63 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 21.856 ca, chiếm tỉ lệ 2,5% so với tổng số ca nhiễm.
So với thế giới, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 34/223 quốc gia và vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 133/223 quốc gia và vùng lãnh thổ. So với châu Á, tổng số ca tử vong Việt Nam xếp thứ 10/49 quốc gia và vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 28/49 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tình hình xét nghiệm
Trong 24 giờ qua đã thực hiện 69.923 xét nghiệm cho 117.781 lượt người. Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay đã thực hiện 21.784.008 mẫu cho 59.584.770 lượt người.
Tình hình tiêm chủng
Trong ngày 27/10, có 1.017.279 liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc-xin đã được tiêm là 75.970.872 liều, trong đó tiêm một mũi là 53.738.466 liều, tiêm mũi 2 là 22.232.406 liều.
Những hoạt động của ngành y tế trong ngày
Bộ Y tế chỉ đạo địa phương và các đơn vị liên quan thực hiện rà soát tất cả những người đi về từ các tỉnh, thành phố có số mắc cao; tăng cường, chủ động giám sát, xét nghiệm các trường hợp có nguy cơ cao, nhất là những người về từ các địa bàn dịch cấp độ 3, 4; các trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh; tổ chức cách ly, theo dõi sức khỏe phù hợp và xử lý kịp thời các ổ dịch Covid-19 theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Bộ Y tế xây dựng báo cáo tổng hợp các hướng dẫn về cách ly y tế, đúc kết các bài học kinh nghiệm, các vấn đề liên quan trong thực tiễn triển khai và phổ biến đến các địa phương.
Bộ Y tế tiếp tục phối hợp với chuyên gia của WHO, UNICEF rà soát, xây dựng dự thảo đề cương “Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả với đại dịch Covid-19 trong tình hình mới”.
Đồng Nai: Hướng dẫn quy trình xử lý F0, F1 trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh để các doanh nghiệp và cơ quan chức năng thực hiện đúng, hiệu quả. Theo đó, khi phát hiện F0 tại doanh nghiệp, doanh nghiệp phải bố trí cách ly tạm thời F0 tại chỗ, không được để tự do đi lại, tuyệt đối không cho tiếp xúc với những người khác, đồng thời thông báo đến 2 nơi là trung tâm y tế huyện/thành phố và trạm y tế cấp xã hoặc trạm y tế lưu động trong khu công nghiệp - nơi doanh nghiệp có trụ sở hoạt động (nếu đã thành lập).
LÊ ANH