Theo phương án thiết kế đường Vành đai 4 vừa được Tư vấn Nhà đầu tư lập dự án hoàn thành để UBND thành phố Hà Nội báo cáo Chính phủ và các Bộ, ngành có liên quan, đường Vành đai 4 được thiết kế theo 2 phương án: Đi thấp hoặc đi trên cao. Hình ảnh là phương án tuyến đường đi bằng với 14 làn xe, trong đó có 10 làn dành cho xe cơ giới. |
Theo phương án đi bằng, có 6 làn đường cao ở giữa, 2 bên là đường gom - đường đô thị với 3 làn xe. Ngoài ra, hành lang tuyến đường còn có tuyến đường sắt đô thị. |
Với phương án đi trên cao, tuyến đường có làn đường cao tốc với 6 làn xe đi trên cao bằng cầu cạn. Bên dưới là dải phân cách để trống, trồng cây xanh, thảm cỏ tạo cảnh quan. |
Đường gom (đường đô thị) chạy song song hai bên đi bằng với 3 làn xe, trong đó có một làn khẩn cấp. |
Trong phương án đường cao tốc đi trên cao, với tuyến đường sắt đô thị ở hành lang Tư vấn đưa ra 2 phương án thiết kế, đường sắt đi bằng hoặc đi trên cao (xây cầu cạn đi riêng). Trong ảnh là tuyến đường sắt đi bằng. |
Phương án thiết kế thứ 2 cho tuyến đường sắt đô thị là đi trên cao bằng cầu cạn độc lập. |
Tuyến đường Vành đai 4 được thiết kế hoàn chỉnh theo phương án đường cao tốc đi trên cao, hai bên là đường gom và đường sắt đô thị chạy song song. |
Thiết kế kỹ thuật để xây dựng trụ cầu cạn Vành đai 4. Đỡ dầm cầu cạn đường trên cao là trụ chữ Y, bên dưới là hệ thống 4 cọc khoan nhồi mỗi chiều đường. |
Đường Vành đai 4 được thiết kế, tương tự như cầu cạn Vành đai 3. Tuy nhiên về quy mô, chiều rộng mặt cắt ngang, chiều dài và tốc độ xe lưu thông lớn hơn. Theo đề xuất của UBND thành phố Hà Nội: tuyến đường, sẽ bắt đầu triển khai các công tác lập dự án cụ thể, thời gian thi công là 4 năm và đi qua các tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên (dài 112,8 km ), tổng mức đầu tư là hơn 94.100 tỷ đồng. |
Tiền Phong