Hiện trên địa bàn thành phố Hà Nội đang có rất nhiều cầu vượt, cầu cạn được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, việc quản lý, sử dụng gầm cầu đang không thống nhất; nơi cho đỗ xe, nơi thì không, tạo nên lộn xộn, nhếch nhác.
Nêu thực tế sử dụng các gầm cầu vượt tại Hà Nội hiện nay, đại diện Bộ GTVT vừa có báo cáo Chính phủ, hiện các cầu vượt do thành phố Hà Nội xây dựng, quản lý như: Vĩnh Tuy (phần cầu cạn), Mai Dịch, Ngã Tư Vọng… đang được thành phố cho phép trông giữ ô tô, xe máy bên dưới gầm cầu và việc này đã được Chính phủ chấp thuận cho sử dụng tạm thời.
Từ thực tế này, đại diện Bộ GTVT cho rằng, để Luật Đường bộ mới phù hợp với tình hình thực tế, cùng với đó là sát với các chỉ đạo của Chính phủ trên lĩnh vực giao thông đường bộ, Ban Soạn thảo đã đề xuất đưa nội dung cho phép đỗ xe tạm thời dưới gầm cầu cạn vào dự thảo Luật Đường bộ để xin ý kiến nhân dân, các tổ chức xã hội.
Ngày 15/1/2025, Diễn đàn quốc gia về doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI được tổ chức tại Hà Nội với chủ đề: "Làm chủ công nghệ số, làm chủ quá trình chuyển đổi số Việt Nam bằng doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam".
Trong năm 2025, trên nền tảng của Meta, nhà sáng tạo nội dung sẽ ngày càng cần thiết bên cạnh 5 xu hướng dưới đây, giúp doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh.
Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024/NĐ-CP “Quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe” có hiệu lực thi hành. Theo Nghị định, nhiều hành vi vi phạm giao thông có xử phạt tăng mạnh so với quy định trước đó.