
Sáng 4/6, hàng nghìn người đổ về khu vực đầm Vực Rào, thôn Nam Viên, xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân (

Đây là một trong ba lễ hội đánh cá truyền thống ở Việt Nam còn lưu giữ được đến ngày nay (lễ hội đánh cá thờ ở Phong Châu - Phú Thọ; lễ hội đánh cá làng Me ở huyện Phúc Thọ - Hà Nội). Riêng Hội đánh Vực ở xã Xuân Viên đã

Lễ hội được tổ chức vào khoảng tháng 4-5 âm lịch, khi người dân đã xong mùa màng. Từ sáng sớm, người dân trong vùng và khu vực lân cận đã chuẩn bị dụng cụ đánh bắt cá từ lưới, nơm, vó... đi ra khu vực đầm Vực để tham gia lễ hội.






Dọc bờ nhiều người dùng rổ vớt cá lẩn trốn ở những rạng cỏ, cây.

Cánh đàn ông dùng nơm, lưới quét ra giữa đầm. Khi ai bắt được cá to sẽ hô lớn để mọi người chúc mừng.


"Năm nào tôi cùng các cháu cũng đến đầm đánh cá. Đánh bắt cá không chỉ vui, giải trí sau mùa màng mà cá ở đây về nấu ăn còn rất ngon, ngọt", ông Bình (63 tuổi, trú xã Xuân Viên), nói.

Cá bắt được chủ yếu là cá lóc, cá chép, rô phi, mè... Người dân địa phương thường mang cá về ăn, cho người thân và không bán lại.

Chính quyền xã Xuân Viên cho biết lễ hội năm nay thu hút hàng nghìn người tham gia, ngoài người dân địa phương còn có rất đông người từ khắp nơi đổ về hòa cùng lễ hội. Ngoài hàng nghìn người xuống đầm bắt cá, trên bờ cũng rất đông người theo dõi, hò reo.

Khoảng 9h, khi mặt trời dần lên cao, người dân cũng lên bờ về nhà với thành quả đánh bắt được. Đoạn đường hơn 1km từ trung tâm xã vào đầm Vực Rào chật kín người và xe cộ.