Hà Nội: Xuyên đêm “khám bệnh” cầu Chương Dương

31/12/2021 13:00

Trước khi đưa vào sửa chữa, sở GTVT Hà Nội đã kiểm định đánh gia chất lượng cầu Chương Dương sau 40 năm khai thác.

Sự kiện - Hà Nội: Xuyên đêm “khám bệnh” cầu Chương Dương

Ghi nhận của PV, khoảng 23h ngày 30/12, đơn vị có trách nhiệm lập rào chắn, ngăn phương tiện đi vào làn giữa cầu Chương Dương.

Sự kiện - Hà Nội: Xuyên đêm “khám bệnh” cầu Chương Dương (Hình 2).

Ông Hoàng Việt Hải, Giám đốc Công ty TNHH Giao thông Vận tải cho biết, lần kiểm định cầu Chương Dương gần đây nhất là vào năm 2013. Do vậy, sau nhiều năm khai thác vận hành cầu Chương Dương đã bị xuống cấp theo thời gian. Dự kiến mất 45 ngày để kiểm định và khảo sát đánh giá hiện trạng cầu.

Sự kiện - Hà Nội: Xuyên đêm “khám bệnh” cầu Chương Dương (Hình 3).

Được biết, đợt kiểm tra tổng thể chất lượng cầu Chương Dương lần này, Ban Duy tu sẽ khảo sát, đánh giá tất cả các bộ phận của cầu Chương Dương như: Khảo sát nhịp dẫn, nhịp dầm thép liên hợp, khảo sát bê tông cốt thép... Tương tự, khảo sát các mố cầu, trụ cầu, gối cầu, từng các nút giàn, từng các thanh giàn và đặc biệt là có cả hạng mục là kiểm tra về bu lông, đinh tán, đường hàn, hiện trạng của mảng bê tông.

Sự kiện - Hà Nội: Xuyên đêm “khám bệnh” cầu Chương Dương (Hình 4).

Các kỹ sư lắp đặt lá điện trở để đo biến dạng thanh dàn thép cầu Chương Dương.

Sự kiện - Hà Nội: Xuyên đêm “khám bệnh” cầu Chương Dương (Hình 5).

Phía dưới gầm cầu, đơn vị kiểm định đặt các thiết bị đo độ võng, giao động, cũng như sức bền của các thanh thép cầu Chương Dương.

Sự kiện - Hà Nội: Xuyên đêm “khám bệnh” cầu Chương Dương (Hình 6).

Nhiều thiết bị hiện đại, công nghệ cao được sử dụng. 

Sự kiện - Hà Nội: Xuyên đêm “khám bệnh” cầu Chương Dương (Hình 7). Kỹ sư triển khai đo độ giao động.
Sự kiện - Hà Nội: Xuyên đêm “khám bệnh” cầu Chương Dương (Hình 8). Thiết bị đo giao động gắn vào giàn cầu.
Sự kiện - Hà Nội: Xuyên đêm “khám bệnh” cầu Chương Dương (Hình 9).

Trong một tháng qua, đơn vị cũng đã kiểm tra các hạng mục khác của cầu như: Trụ, gối cầu, mặt cầu, dàn thép trên - dưới, khe co giãn...

Sự kiện - Hà Nội: Xuyên đêm “khám bệnh” cầu Chương Dương (Hình 10).

6 xe tải khối lượng 27-30 tấn/xe sẽ đỗ tại các điểm để thiết bị máy móc đánh giá độ võng của cầu đang ở mức độ nào.

Sự kiện - Hà Nội: Xuyên đêm “khám bệnh” cầu Chương Dương (Hình 11).

Để đánh giá được độ võng, công nhân Ban Duy tu sử dụng một máy GPS chuyên dụng. Thiết bị này còn đo được cao độ của mặt cầu, nhằm đánh giá mặt cầu có các ổ gà, lồi lõm không.

Sự kiện - Hà Nội: Xuyên đêm “khám bệnh” cầu Chương Dương (Hình 12).

Lực lượng CSGT có mặt điều tiết giao thông.

Sự kiện - Hà Nội: Xuyên đêm “khám bệnh” cầu Chương Dương (Hình 13).

Việc kiểm định cầu này diễn ra từ 23h ngày 30/12 đến 4 giờ sáng hôm sau (31/12). Thời gian này, đơn vị có trách nhiệm sẽ dùng biển báo để ngăn phương tiện đi vào giữa cầu. Dự kiến công việc sẽ hoàn thành vào đầu tháng 1/2022 với mức chi phí khoảng 4 tỷ đồng.

Hiện cầu Chương Dương có 11 khe co giãn, đã sửa chữa được 8 khe còn lại 3 khe hư hỏng tại trụ T4, T7 và T8A.

Trước đó, theo Công ty Công trình giao thông Hà Nội, trong năm 2021, mỗi ngày có tới hơn 95.000 lượt xe qua cầu, gấp hơn 8 lần so với thiết kế. Vì vậy việc kiểm định lần này sẽ đánh giá một cách tổng thể, để đưa ra giải pháp sửa chữa, bảo dưỡng có tính chất trung hạn.

Sự kiện - Hà Nội: Xuyên đêm “khám bệnh” cầu Chương Dương (Hình 14).
Cầu Chương Dương được xây dựng từ năm 1983 và hoàn thành vào tháng 6/1985, đến nay đã 36 năm khai thác. Từ năm 1985 đến năm 2010, đây là cầu độc đạo cho ôtô đi từ trung tâm Hà Nội sang phía Gia Lâm, kết nối với các tỉnh phía Bắc của Hà Nội.

Bạn đang đọc bài viết "Hà Nội: Xuyên đêm “khám bệnh” cầu Chương Dương" tại chuyên mục ĐỜI SỐNG.