Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải

11/08/2023 14:04

Sau hơn 3 năm đưa vào sử dụng, đường đi bộ dài 4 km ven sông Tô Lịch xuống cấp nghiêm trọng, trở thành nơi đổ rác thải, vật liệu xây dựng, quang cảnh nhếch nhác, hoang tàn.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 1.

Đường đi bộ ven sông Tô Lịch dài 4 km, điểm đầu nối với phố Cầu Giấy, điểm cuối là Ngã Tư Sở (quận Đống Đa, Hà Nội), sau vài năm đưa vào sử dụng, con đường này rơi vào cảnh nhếch nhác, hoang tàn và ngập rác thải.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 2.

Tuyến đường ven sông Tô Lịch được đầu tư gần 65 tỷ đồng, đưa vào sử dụng từ tháng 3/2019, tuyến đường được kỳ vọng trở thành nơi tập thể dục, đi bộ cho người dân sống trong khu vực.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 3.

Khi được đưa vào khai thác, tuyến đường đi bộ được nhiều người dân quanh khu vực ủng hộ và sử dụng. Tuy nhiên, chỉ sau 2 năm hoạt động, tuyến đường đã dừng hoạt động để phục vụ thi công dự án cống gom Nhà máy nước thải Yên Xá.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 4.

Nhiều người dân sống quanh khu vực cho biết, hơn một năm nay, các điểm quây tôn này không có người thi công, bên trong cũng không có máy móc.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 5.

Hiện, nhiều điểm trên tuyến đường trở thành nơi tập kết, thu gom rác thải.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 6.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 7.

Một số vị trí bị biến thành nơi đỗ xe.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 8.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 9.

Nhiều đoạn đường ven sông bị chia cắt bởi những hàng rào tôn phục vụ thi công xây dựng dự án hệ thống xử lý nước thải Yên Xá. Đây cũng là nơi được người dân tận dụng để đổ rác, vật liệu xây dựng.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 10.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 11.

Ngay lối đi vào, những búi dây điện sà xuống thấp, gây nguy hiểm cho người qua lại. Người dân phải khom lưng mới đi qua được.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 12.

Một lều tạm dựng trên tuyến đường với ngổn ngang rác thải sinh hoạt, gây mất mĩ quan.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 13.

Cỏ mọc rậm um tùm, lâu ngày không được cắt tỉa, chăm sóc.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 14.

Những cây xanh bị ngã, gãy đổ cũng không được quan tâm và dọn dẹp.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 15.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 16.

Tuyến đường ngày càng xuống cấp, nhiều nơi tràn ngập rác thải, bốc mùi nồng nặc, gây ô nhiễm môi trường.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 17.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 18.

Ông Nguyễn Hoàng Trung (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, con đường đi bộ này xuống cấp nghiêm trọng, lâu nay trở thành nơi đổ trộm rác thải của người dân. Kinh phí để làm con đường là rất lớn nhưng quang cảnh nhếch nhác, nay lại bị tạm dừng khai thác, lãng phí vô cùng.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 19.

“Trước đó, hàng ngày tôi thường đi bộ và tập thể dục ở đây nhưng bây giờ thì hạn chế hơn vì đường đi lại quá bẩn và nhiều rác thải. Nhiều đoạn lại bị quây tôn kín, ngăn cách người đi bộ. Giữa trung tâm thủ đô không thể để tồn tại những con đường ngập rác và mất mĩ quan như vậy”, ông Trung bức xúc nói.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 20.

Đường đi bộ gần 65 tỷ đồng ở Hà Nội hoang tàn và ngập rác thải - Ảnh 21.

Một tuyến đường được đầu tư gần 65 tỷ đồng nhưng đến nay lại bị bỏ hoang, trở thành nơi đổ rác và bị người dân sử dụng sai mục đích. Ông Trung cũng như nhiều người dân sống quanh khu vực mong muốn, tuyến đường sớm được khai thác trở lại, được đầu tư, cải tạo xanh, sạch, đẹp, đảm bảo an toàn cho người dân đến thư giãn, đi bộ, tập thể dục.