Hà Nội: 3 quận, huyện 'hạ nhiệt', giảm từ cấp độ 3 xuống cấp độ 2
Theo UBND TP Hà Nội, hai quận huyện từ cấp độ 3 xuống cấp độ 2 trong phòng, chống dịch Covid-19 tính đến 9h ngày 7/1 là Hai Bà Trưng, Tây Hồ và 1 huyện là Thanh Trì.
Lãnh đạo Bạc Liêu: Tỉnh không chỉ đạo mua kit Việt Á
Theo Người lao động, Văn phòng UBND tỉnh Bạc Liêu cho biết thanh tra tỉnh đang vào cuộc làm rõ những vấn đề liên quan đến việc mua sinh phẩm của Công ty CP Công nghệ Việt Á.
Ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu khẳng định: "Tỉnh có quyết định phê duyệt cấp nguồn kinh phí điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 và mua vật tư y tế, hóa chất, sinh phẩm, test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 trên địa bàn tỉnh năm 2021 cho Sở Y tế với tổng số tiền dự toán là hơn 238,6 tỉ đồng.
Trong đó, 45 tỉ đồng mua sinh phẩm xét nghiệm của Roche và Việt Á.
Còn việc mua sắm bao nhiêu, của ai là tùy theo tình hình thực tế, nhu cầu và Sở Y tế chịu trách nhiệm về việc mua sắm đó. Tỉnh không chỉ đạo hay chủ trương phải mua của đơn vị nào".
Ảnh: Người lao động
Bệnh viện "thẳng thừng từ chối" sản phụ dương tính Covid-19, nói tự đi xe sang viện khác
Sở Y tế TP Hải Phòng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 34 triệu đồng đối với Công ty CP Bệnh viện quốc tế Green, liên quan tới phản ánh từ chối tiếp nhận sản phụ khi chị này dương tính với SARS-CoV-2.
Theo thanh tra Sở, Bệnh viện quốc tế Green đã không thông báo cho chính quyền địa phương, Ban chỉ đạo Phòng chống dịch các cấp và Sở Y tế về việc phát hiện sản phụ H.T.H. (29 tuổi, trú quận Lê Chân) dương tính. Viện còn để bệnh nhân tự di chuyển bằng phương tiện cá nhân sang viện khác.
Người thân của sản phụ H. kể trên Tuổi trẻ, chị H. đã đặt cọc trước sinh tại Bệnh viện quốc tế Green. Sáng 5/1, chị tới khám vì gần tới ngày sinh, test nhanh và xét nghiệm đều cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Chồng chị H. kể, bệnh viện đã thẳng thừng từ chối việc cho nhập viện và đề nghị tự di chuyển sang bệnh viện khác để điều trị, chờ sinh. "Chúng tôi có đề nghị bệnh viện cho xe để di chuyển sang bệnh viện khác nhưng nhân viên y tế tại đây lại từ chối, nói bệnh viện không có xe nên phải tự chở nhau sang bệnh viện khác", anh nói.
Hà Nội thêm 2.725 ca Covid-19
Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố ghi nhận 2.725 ca Covid-19, trong đó, 655 ca cộng đồng, 2.070 ca bệnh đã được cách ly.
Như vậy, đây là ngày thứ 2 liên tiếp, thành phố ghi nhận hơn 2.700 ca mắc Covid-19 và là ngày thứ 6 ghi nhận trên 2.000 ca mắc.
Theo Bộ Y tế, hôm nay, Hà Nội tiếp tục đứng đầu cả nước về số ca mắc Covid-19 được phát hiện mới.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021): 65.356 ca.
Ghi nhận 233 ca tử vong
Từ 17h30 ngày 6/1 đến 17h30 ngày 7/1 ghi nhận 233 ca tử vong.
Cụ thể, tại TP.HCM (20) trong đó có 02 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (1), Tây Ninh (1).
Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (23 ca trong 2 ngày), Long An (16), Tiền Giang (14), Vĩnh Long (14), Bình Dương (12), Bến Tre (11), Cần Thơ (11), Sóc Trăng (11), An Giang (10), Kiên Giang (10), Hậu Giang (10), Đồng Tháp (9), Tây Ninh (8 ), Bà Rịa - Vũng Tàu (7), Bạc Liêu (7), Cà Mau (7), Bình Định (6), Khánh Hoà (6), Bình Phước (6), Bình Thuận (6), Quảng Ngãi (2), Huế (2), Đà Nẵng (2), Nghệ An (1), Gia Lai (1), Lâm Đồng (1).
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 212 ca.
Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 33.877 ca, chiếm tỷ lệ 1,8% so với tổng số ca nhiễm.
Điều trị bệnh nhân Covid-19 tại cơ sở y tế ở Hà Nội Ảnh: Ngọc Dung/Người lao động
Ngày 7/1: Việt Nam thêm 16.278 ca mắc
Tính từ 16h ngày 06/1 đến 16h ngày 7/01, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 16.278 ca nhiễm mới, trong đó 24 ca nhập cảnh và 16.254 ca ghi nhận trong nước (giảm 163 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 11.423 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (2.723), Hải Phòng (795), Khánh Hòa (790), Bình Phước (716), Vĩnh Long (699), Cà Mau (676), Bình Định (667), Tây Ninh (583), Trà Vinh (498), TP.HCM (489), Bến Tre (443), Hải Dương (443), Bắc Ninh (351), Quảng Ninh (345), Hưng Yên (319), Đà Nẵng (309), Thanh Hóa (275), Bà Rịa - Vũng Tàu (263), Hà Giang (263), Lâm Đồng (245), Thừa Thiên Huế (235), Kiên Giang (229), Cần Thơ (213), Bạc Liêu (210), Hòa Bình (197), An Giang (188), Quảng Ngãi (186), Quảng Nam (173), Nam Định (172), Thái Nguyên (165), Bắc Giang (162), Quảng Trị (160), Vĩnh Phúc (157), Hậu Giang (148), Đồng Tháp (135), Thái Bình (132), Nghệ An (131), Đồng Nai (127), Bình Thuận (121), Đắk Nông (106), Phú Thọ (103), Hà Nam (98), Tiền Giang (97), Sơn La (96), Sóc Trăng (91), Yên Bái (73), Phú Yên (56), Quảng Bình (54), Bắc Kạn (53), Bình Dương (52), Ninh Thuận (39), Tuyên Quang (35), Long An (32), Lai Châu (32), Cao Bằng (31), Lào Cai (27), Kon Tum (23), Điện Biên (21), Gia Lai (2).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 16.021 ca/ngày.
Ca tử vong ở TP.HCM thấp nhất trong 167 ngày
Tại cuộc họp báo chiều nay, ông Phạm Đức Hải (Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch TP.HCM) cho biết, hiện TP đang điều trị 5.061 bệnh nhân. Trong đó có 89 trẻ em dưới 16 tuổi, 319 bệnh nhân nặng đang thở máy, 18 bệnh nhân can thiệp ECMO.
Trong ngày hôm qua (6/1), TP có 20 ca tử vong, thấp nhất trong 167 ngày kể từ ngày 16-7-2021, có 391 người nhập viện và 417 bệnh nhân xuất viện.
Bộ Y tế ban hành giấy chứng nhận tiêm gồm 7 mũi vắc xin Covid-19
Bộ Y tế hôm nay ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung văn bản trước đó về hướng dẫn, tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19. Theo Vietnamnet, thay đổi đáng chú ý là mẫu giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19. Cụ thể, mẫu mới được bổ sung các thông tin liên quan mũi tiêm liều cơ bản (3 mũi), liều bổ sung (1 mũi) và liều nhắc lại (3 mũi) theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Ảnh: Vietnamnet
6 cán bộ CDC Bình Phước phải làm việc với Bộ Công an: "Sáng đi, chiều về"
Lãnh đạo Sở Y tế Bình Phước hôm nay cho biết trên báo Thanh niên onilne, liên quan vụ Việt Á, các điều tra viên Bộ Công an vẫn đang làm việc với 6 cán bộ của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Bình Phước (CDC Bình Phước).
6 người này gồm Giám đốc CDC Bình Phước Nguyễn Văn Sáu và 5 thuộc cấp.
Theo vị này, hiện những cán bộ này vẫn sáng đi, chiều về. Còn CDC Bình Phước thì vẫn hoạt động bình thường.
Cũng theo nguồn trên, ngoài CDC Bình Phước thì Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước cũng mua kít test Covid-19 của Việt Á.
Bộ Công an thông tin ban đầu về lời khai của TGĐ Việt Á
Liên quan vụ Việt Á, Trung tướng Tô Ân Xô (Chánh Văn phòng, Người Phát ngôn Bộ Công an) đã thông tin về lời khai ban đầu của Phan Quốc Việt. Theo lời khai ban đầu của đối tượng này, Việt đã "bắt tay" với các đối tác nâng khống giá kit xét nghiệm lên khoảng 45%, số tiền Việt Á thu về trong vụ này là trên 500 tỷ đồng; số tiền "hoa hồng" mà Việt Á chi cho các "đối tác" là gần 800 tỷ đồng.
Trung tướng Tô Ân Xô nêu rõ, hiện nay, Bộ Công an rất tích cực mở rộng điều tra, phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan thực hiện các yêu cầu của Ban Chỉ đạo đối với vụ án nhằm ngăn chặn và loại bỏ "biến thể Việt Á" trong tương lai.
Quá trình điều tra mở rộng vụ án, đến nay, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 19 bị can về các tội "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng"; "Đưa hối lộ, Nhận hối lộ"; "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Cơ quan điều tra đã tiến hành kê biên 28 bất động sản, phong tỏa tài khoản hơn 320 tỷ đồng, 100.000 USD và tạm giữ số tiền hơn 4,8 tỷ đồng do một số đối tượng có liên quan tự nguyện giao nộp.
Bị can Phan Quốc Việt
Hà Nội: Quận Cầu Giấy sẽ dừng bán hàng ăn uống tại chỗ
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh Covid-19 Hà Nội hôm nay, lãnh đạo quận Cầu Giấy cho biết, địa bàn đang gia tăng nhanh các ca bệnh. Đáng chú ý, đến sáng nay 7/8 phường là cấp độ 3, toàn quận hiện ở cấp độ 3. Theo đó, quận đã chuyển màu cam - nguy cơ cao và sẵn sàng chuyển trạng thái theo cấp độ mới.
Chiều 7/1, bà Trịnh Thị Dung (Phó Chủ tịch UBND quận Cầu Giấy) cho biết trên Lao động, sau khi xác định nhiều phường trên địa bàn có dịch ở cấp độ 3, quận sẽ điều chỉnh các biện pháp hành chính tương xứng, trong đó yêu cầu hàng quán dừng phục vụ tại chỗ.
"Bên cạnh việc yêu cầu các hàng quán, cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn chỉ được phép bán hàng mang về, quận cũng sẽ điều chỉnh thêm một số hoạt động khác. Hiện quận đang xây dựng kế hoạch để ban hành. Các biện pháp điều chỉnh sẽ có hiệu lực sau 48 giờ đồng hồ kể từ thời điểm văn bản được ban hành", bà nói.
Ảnh minh họa: Lê Phú/Báo Tin Tức
Tình nguyện viên chống dịch: "Chấm công từ tháng 10, 11, giờ chưa nhận được gì"
Theo thuật lại của Vietnamnet, trong đợt dịch thứ 4 bùng phát tại TP.HCM từ tháng 5/2021, nhiều sinh viên y khoa đã tình nguyện chống dịch ở nhiều quận, huyện. Một số tình nguyện viên được ký hợp đồng thỏa thuận làm việc với với Trung tâm Y tế quận 8, nhưng đến nay chưa nhận được các khoản phụ cấp hỗ trợ.
"Việc chấm công đã hoàn thành từ hồi tháng 10, tháng 11. Bọn em nghĩ khoảng 1-2 tuần là nhận được, nhưng đến giờ chưa nhận được gì. Thành phố vẫn thông tin trên báo chí là chi trả đầy đủ cho tình nguyện viên chống dịch", một sinh viên nói với nguồn trên.
Bác sĩ Hoàng Văn Cường, Phó giám đốc Trung tâm Y tế quận 8, trả lời ông vừa ký duyệt hồ sơ dịch vụ công để chuyển kho bạc chi trả cho các tình nguyện viên. Theo quy định, sau khi chấm công sẽ chuyển danh sách sang UBND quận 8, xong xuôi chuyển tiền về Trung tâm.
Hơn 300 học sinh và giáo viên ở Ninh Bình là F0
Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình hôm nay thông tin trên , tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn đang diễn biến hết sức phức tạp, có nhiều ổ dịch phát hiện tại các trường học, cơ sở giáo dục.
Hiện ở tỉnh đã có trên 300 học sinh, giáo viên tại các trường học, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh mắc Covid-19. Ông Đinh Văn Khâm, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Ninh Bình nói, hiện có 42 trường học từ cấp Mầm non đến THPT tại Ninh Bình tạm dừng cho học sinh đến trường.
*Hôm qua, Ninh Bình ghi nhận 102 ca mới, trong đó có 26 ca cộng đồng. Đây cũng aflaf ngày thứ 5 liên tiếp, trên địa bàn tỉnh tiếp tục ghi nhận số ca bệnh mới liên tục ở mức cao, với khoảng 100 ca bệnh/ngày. Tỉnh đang cách ly điều trị cho 814 F0.
Ảnh minh họa: báo Ninh Bình
6.626 F0 nặng
Tính đến thời điểm hiện tại, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.626 ca . Trong đó: Thở ô xy qua mặt nạ: 4.766 ca; Thở ô xy dòng cao HFNC: 917 ca; Thở máy không xâm lấn: 203 ca; Thở máy xâm lấn: 721 ca; ECMO: 19 ca.
Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.837.650 ca. Trong đó, 1.461.598 BN đã khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (506.413), Bình Dương (291.218), Đồng Nai (98.418), Tây Ninh (80.552), Hà Nội (59.450).
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.843.563 ca.
Việt Nam đã có 30 ca nhiễm biến chủng Omicron
Tính đến hiện tại, nước ta đã ghi nhận tổng cộng 30 ca Covid-19 nhiễm biến chủng Omicron. Cụ thể, tại Quảng Nam 14 ca, TP.HCM 11 ca, Hà Nội 1 ca, Hải Dương 1 ca, Thanh Hóa 2 ca và Hải Phòng 1 ca.
Trước đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các hướng dẫn của Bộ Y tế về chủ động phòng chống biến chủng Omicron. Chủ động xây dựng các kịch bản, phương án để sẵn sàng đáp ứng với các tình huống dịch trên địa bàn, nâng cao năng lực hệ thống y tế, nhất là y tế cơ sở, bảo đảm thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế theo phương châm 4 tại chỗ.
Ảnh: Anh Văn/VGP
ĐBQH đề nghị cần xác định thời điểm vắc xin nội được tiêm chủng
Theo Tuổi trẻ, tại phiên thảo luận trực tuyến diễn ra sáng nay, đại biểu Nguyễn Văn Huy (đoàn Thái Bình) nêu, để sống chung an toàn với dịch thì chính sách tài khóa cần tập trung vào việc nâng cao cơ sở, hạ tầng y tế, chuẩn bị mua sắm vắc xin, thuốc, trang thiết bị y tế để phòng và điều trị Covid-19.
Ông cho rằng, việc có vắc xin trong nước là trách nhiệm của Nhà nước và là nhiệm vụ quan trọng trong việc đảm bảo an ninh y tế lâu dài, đồng thời đề nghị cần xác định thời điểm vắc xin nội được tiêm chủng cho người dân.
"Cần làm rõ kết quả nghiên cứu vắc xin nước ta đến thời điểm này như thế nào, khi nào thì đủ điều kiện để phê duyệt sản xuất, cung ứng, tiêm chủng cho người dân"
Đại biểu Nguyễn Văn Huy
TP.HCM: F0 cách ly tại nhà còn 10 ngày
Sở Y tế TP.HCM vừa điều chỉnh đối tượng và rút ngắn thời gian cách ly F0 tại nhà. Theo đó, F0 được cách ly tại nhà là người có kết quả xét nghiệm RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 dương tính theo hướng dẫn của Bộ Y tế ngày 29/12/2021, và đủ điều kiện cách ly tại nhà.
F0 sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi đã đủ 10 ngày và có kết quả xét nghiệm kháng nguyên âm tính.
Bộ Y tế yêu cầu Hà Nội làm rõ việc bán Molnupiravir tại các nhà thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế hôm qua đã ban hành văn bản về việc tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh thuốc điều trị Covid-19.
Trong đó, Cục cho biết hiện thuốc Molnupiravir mới được sử dụng trong chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát cho các trường hợp mắc Covid-19 thể nhẹ do Bộ Y tế triển khai, không bán trên thị trường.
Do vậy, để đảm bảo an toàn cho người sử dụng và xử lý nghiêm các vi phạm trong việc kinh doanh thuốc, Cục yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong sản xuất, kinh doanh, thông tin quảng cáo thuốc dùng trong phòng, chống Covid-19 và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt các trường hợp kinh doanh thuốc không rõ nguồn gốc, tăng giá thuốc bất hợp lý.
Cục Quản lý Dược đồng thời đề nghị các Sở Y tế báo cáo về Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược, Thanh tra Bộ Y tế) các kết quả thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
Cục cũng yêu cầu Sở Y tế Hà Nội khẩn trương phối hợp với các cơ quan chức năng tập trung thanh tra, kiểm tra thông tin về việc bán thuốc Molnupiravir tại các nhà thuốc trên địa bàn Hà Nội, xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh thuốc chưa có giấy phép lưu hành, không rõ nguồn gốc, xuất xứ và báo cáo về Bộ Y ngay khi có kết quả.
Hà Nội có bao nhiêu F0 đang được điều trị tại nhà?
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 Hà Nội, TP đang điều trị cho 38.038 người mắc Covid-19.
Trong đó, 28.252 trường hợp đang được theo dõi và cách ly tại nhà. 123 F0 được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương; 215 tại BV Đại học Y Hà Nội. Tại các bệnh viện thuộc Hà Nội là 2.656 ca, cơ sở thu dung của thành phố (1.414), cơ sở thu dung cấp quận/huyện là 5.378 ca.
Ảnh: VOV
Sở Y tế Hà Nội mới đây đã điều chỉnh phân luồng tiếp nhận, điều trị F0. Đây là lần điều chỉnh thứ 6.
Theo đó, các bệnh viện tầng 3 sẽ tiếp nhận F0 nếu F0 được đánh giá ở nguy cơ rất cao (có tình trạng cấp cứu, SP02 dưới 90%).
F0 ở mức độ nguy cơ cao sẽ được xếp vào tầng 2 (như mắc bệnh lý nền có triệu chứng đợt cấp; phụ nữ có thai, vừa sinh con dưới 42 ngày, trẻ em dưới 3 tháng tuổi và F0 có SP02 từ 90-96%).
Nhóm F0 được quản lý, điều trị tại nhà gồm người từ 3 tháng đến dưới 49 tuổi chưa phát hiện bệnh nền, tiêm đủ vắc xin, không mang thai, sức khoẻ chưa có dấu hiệu bất thường và SP02 từ 97% trở lên.
“Tốc độ lây nhiễm của Omicron cao gấp 7 lần trong nhóm chưa tiêm"
Việt Nam hiện ghi nhận 25 ca mắc biến chủng Omicron. Theo Bộ Y tế, thời gian tới, nguy cơ tiếp tục ghi nhận các ca mắc nhiễm biến chủng Omicron từ các trường hợp nhập cảnh và lây lan ra cộng đồng là rất lớn.
Theo Tiền phong, Bộ Trưởng Y tế nhận định, hiện mỗi ngày vẫn có hơn 200 người tử vong do dịch bệnh, nếu để Omicron lan tràn sẽ dẫn đến tình trạng quá tải hệ thống y tế.
“Tốc độ lây nhiễm của Omicron cao gấp 7 lần trong nhóm chưa tiêm chủng và gấp 3 lần với nhóm đã tiêm chủng đầy đủ nên dẫn đến tăng rất nhanh số mắc, gây quá tải hệ thống y tế, con số tử vong sẽ tăng lên vì vậy vẫn phải đặt trọng tâm cho công tác phòng chống dịch”
Nhận định của Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long
Ca nhiễm Omicron đầu tiên được phát hiện tại nước ta đã được ra viện sau 2 tuần theo dõi sức khỏe. Trường hợp này không có triệu chứng lâm sàng.
Ca nhiễm Omicron tại Hải Dương cũng đã xuất viện. Đặc biệt 14 ca nhiễm biến chủng Omicron tại Quảng Nam đều không có triệu chứng lâm sàng. Các ca tại TPHCM sức khỏe ổn định, đã có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
TS Phạm Quang Thái, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nói, các ca nhiễm Omicron tại Việt Nam đều là người đã tiêm vắc xin. Bình thường người đã tiêm vẫn có thể nhiễm bệnh nhưng chủ yếu ở thể nhẹ, thậm chí không có triệu chứng. Điều này cũng tương tự ở các nước khác.
Ảnh minh họa: TTXVN
Ca nhiễm ở Hải Phòng tăng vọt với 929 F0
TP Hải Phòng hôm qua ghi nhận số ca nhiễm tăng vọt với 929 F0. Trong đó có 419 trường hợp F1, 456 trường hợp tự đi làm xét nghiệm, 48 trường hợp sàng lọc tại công ty thuộc các khu công nghiệp của An Dương và Thủy Nguyên, còn lại là test nhanh dương tính.
Hiện, TP có 5.744 F0 phục hồi xuất viện, 8.084 ca đang điều trị (trong đó 14 ca nặng và nguy kịch). Số ca tử vong là 19.
TP.HCM thêm 5 người mắc biến chủng Omicron
TP.HCM hôm qua đã ghi nhận thêm 5 người mắc Covid-19 mang biến chủng Omicron. Đây là người nhập cảnh trong tháng 12/2021, đều được cách ly tập trung và lấy mẫu xét nghiệm. TP đã điều tra, truy vết các trường hợp liên quan gồm tổ bay và hành khách đi cùng chuyến bay, nhân viên phục vụ tại khu cách ly.
Hiện tổng số ca Omiron được phát hiện ở TP.HCM là 11.
Người dân TP.HCM đã xếp hàng dài để lấy mẫu xét nghiệm lấy giấy thông hành hồi tháng 7/2021. Ảnh: Hoàng An/Tuổi trẻ online
Hà Nội hôm qua lập đỉnh mới với 2.716 ca
Sở Y tế Hà Nội chiều tối qua thông tin, TP đã phát hiện thêm 2.716 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 720 ca cộng đồng. Cộng dồn số F0 tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4) là 62.631 ca.
Tỉnh nào mua kit test của Việt Á tới hơn 203 tỷ đồng?
Theo tờ Thanh niên online, Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp và CDC Đồng Tháp đã mua kit test
Ảnh minh họa: VOV