Nửa đêm 26/10, một bệnh nhi mới 13 tháng tuổi được bố mẹ đưa vào phòng cấp cứu với triệu chứng không rõ ràng, bé đau đớn, kích thích vật vã, khóc liên tục, môi và các ngọn chi tím, da niêm mạc nhợt, không sốt, không có các dấu hiệu ngoại khoa, trên cánh mũi có vài vết xây sát nhẹ đối xứng...
Các bác sỹ nghĩ ngay đến khả năng bé bị côn trùng cắn nên quyết định lật tung quần, áo, chăn, tã và tất cả đều bàng hoàng, bất ngờ khi thủ phạm là một con vẫn đang trú ngụ trong tấm chăn đang quấn quanh em bé.
Khi tiếp tục kiểm tra trên người bé còn bị thêm một số vết cắn khác nữa.
Rết là loại côn trùng độc hại, có một cặp vuốt ở vùng miệng có chứa chất độc, khi cắn chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậmchí hôn mê. Rết càng lớn thì lượng chất độc bơm vào cơ thể sau cắn càng nhiều và có thể gây nguy hiển đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Để tránh và hạn chế rết có trong nhà, nên có cách biện pháp diệt và phòng chống rết cho ngôi nhà mình đang ở. Hãy luôn giữ nhà của sạch sẽ thoáng mát và tránh ẩm thấp. Đeo bao tay, chân khi đi vào các khu vực nhiều rết. Rác, thực phẩm không sử dụng nên loại bỏ ra khỏi nhà để hạn chế nơi trú ngụ và nguồn thức ăn cho rết.
Phun thuốc diệt muỗi, côn trùng lại là phương pháp rất hiệu quả để diệt rết cũng như các loại động vật chân khớp khác. Định kỳ phun thuốc diệt muỗi, côn trùng loại bỏ côn trùng gây hại và rết ra khỏi nhà.