UBND TP. Hà Nội ngày 29/12/2021 có văn bản đồng ý với đề xuất của Sở Tài chính về việc sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh, phục vụ du khách trên địa bàn quận Hoàn Kiếm. Theo đó, thành phố chấp thuận cho 3 công ty sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh. Vị trí sử dụng được quy định rõ là hè phố sát tường nhà và nằm trong phạm vi mặt tiền của tòa nhà kết nối với không gian tầng một. Thời gian cấp phép 6 tháng/lần, mức giá 45.000 đồng/m2/tháng
UBND quận Hoàn Kiếm kiến nghị thí điểm sử dụng vỉa hè 5 tuyến phố để tổ chức kinh doanh gồm: Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Phùng Hưng (đoạn từ Lê Văn Linh đến Hàng Vải, Nguyễn Quang Bích đến nhà vệ sinh công cộng gần Cửa Đông), Lê Phụng Hiểu. Thời gian hoạt động từ 6 giờ ngày hôm trước đến 2 giờ sáng ngày hôm sau, riêng phố Phùng Hưng từ 6 giờ đến 22 giờ hàng ngày
Theo ghi nhận, vỉa hè thuộc 5 tuyến phố trên đều có chiều rộng từ 5 - 7m, thoáng mát và sạch sẽ. Tuy nhiên, nhiều điểm trông giữ xe máy, ô tô được bố trí phủ kín cả bề mặt vỉa hè
Trên thực tế, theo UBND quận Hoàn Kiếm, hiện các tuyến phố của quận đang xảy ra tình trạng lấn chiếm, kinh doanh trái phép tự phát không được quản lý, gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường...
Quận kỳ vọng việc tổ chức thí điểm các hoạt động kinh doanh trên hè phố sẽ lập lại trật tự kinh doanh buôn bán tự phát, bảo đảm mỹ quan đô thị, trật tự an toàn giao thông và vệ sinh môi trường; phát huy giá trị văn hóa của quận và thu hút khách du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
Quận Hoàn Kiếm chỉ cho phép kinh doanh tại một số vị trí vỉa hè, nhằm đảm bảo lối đi cho người đi bộ và cảnh quan tuyến phố
Ngành kinh doanh gồm các sản phẩm thương mại, dịch vụ phục vụ cho phát triển du lịch, dẹp bỏ những mặt hàng nhếch nhác, mất mỹ quan đô thị, không đảm bảo trật tự hè phố, mất vệ sinh môi trường
Hiện nay, quận Hoàn Kiếm đã cho phép 3 công ty được phép thí điểm sử dụng tạm thời hè phố (sát mặt tiền công trình các tòa nhà) để kinh doanh bán cafe, giải khát, đồ ăn nhanh phục vụ du khách
Một công ty được sử dụng tạm hè phố sát tường tòa nhà 30A Lý Thường Kiệt để bán đồ uống với chiều rộng 1,5m. Quán được sắp xếp gọn gàng, phần vỉa hè còn lại người dân thoải mái đi lại
Vỉa hè dọc tuyến phố Lý Thường Kiệt được đánh giá có không gian siêu đẹp, phù hợp thị hiếu của người dân
Một địa điểm khác được quận Hoàn Kiếm cho phép thí điểm kinh doanh vỉa hè là phố Lê Phụng Hiểu
Một công ty được sử dụng tạm thời hè phố sát tường (khách sạn) tại số 11 Lê Phụng Hiểu
Phần vỉa hè rộng 1,5m ngay sát tường của khách sạn được thí điểm kinh doanh
Ngoài ra, phần vỉa hè tuyến phố Trần Hưng Đạo cũng rất rộng rãi
Nhiều người dân lo ngại, nếu các công ty, đơn vị được phép kinh doanh dọc vỉa hè, sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của các cửa hàng, quán ăn vốn có. Trong trường hợp này, khách đến quán ăn không có chỗ để xe, di chuyển khó khăn
Tuyến phố Phùng Hưng được thí điểm đoạn từ Lê Văn Linh đến Hàng Vải, Nguyễn Quang Bích đến nhà vệ sinh công cộng gần Cửa Đông
Trên tuyến phố này, vỉa hè và lòng đường được tận dụng thành bãi đỗ xe các loại
Trước đó, đầu năm 2021, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho rằng việc kinh doanh vỉa hè chưa phù hợp với quy định hiện hành, đặc biệt việc sử dụng hè phố không vào mục đích giao thông. 5 tuyến phố trên là trục chính giao thông của khu vực, lưu lượng phương tiện lớn, nhất là vào khung giờ cao điểm. Việc tổ chức kinh doanh buôn bán trên vỉa hè sẽ làm xảy ra hiện tượng phương tiện dừng đỗ trái quy định, dẫn đến nguy cơ ùn tắc. Từ đó, Sở kiến nghị UBND TP. Hà Nội chỉ xem xét chủ trương giải quyết đơn lẻ việc sử dụng tạm thời hè phố với những trường hợp đủ điều kiện phần hè nằm trong khuôn viên tòa nhà, có diện tích hạn chế như đã thực hiện tại vỉa hè trước các khách sạn
Doanh nghiệp và tiếp thị