16 người ra đi vĩnh viễn trong vụ chìm ca nô: Vì sao biển động mà ca nô vẫn được xuất bến?

01/03/2022 00:06

Người điều hành Công ty TNHH MTV Du lịch Phương Đông cho rằng, không có chuyện ca nô đâm vào cồn cát mà "do sóng bất ngờ".

Ca nô đâm lên cồn cát?

Thi thể thứ 16 trong tai nạn

Cận cảnh bên trong chiếc ca nô của Công ty Phương Đông chở đoàn khách gặp tai nạn thảm khốc. Ảnh: Việt Hùng

Có hay không việc ca nô đóng kín thì khách khó thoát?

Một lái tàu du lịch tại Hội An chia sẻ trên Tuổi trẻ online, trước năm 2018, Hội An khai thác khách ra vào đảo Cù Lao Chàm bằng ca nô loại nhỏ khoảng 15 chỗ ngồi và không có mái che, là loại mui trần. Khách đi ca nô này có thể bị tạt nước, nhưng nếu gặp tai nạn lật thì hầu hết hành khách đều thoát được ra ngoài và nổi lên do mặc áo phao.

Từ năm 2018 đến nay, các tàu du lịch khai thác khách ra vào Cù Lao Chàm phải là cấp tàu SB lớn hơn, thiết kế kín bằng kính và mái che, chỉ có một lối ra phía trước.

Chủ tịch UBND TP Hội An Nguyễn Văn Sơn cũng nói với tờ này, thiết kế ca nô đóng kín có thể chống được tạt nước, nhưng nếu gặp sự cố thì việc cứu hộ rất khó khăn.

Báo Thanh niên dẫn lời ông Sơn cho biết, trong vụ tai nạn thảm khốc này, những người tử vong là do mắc kẹt trong ca nô lật úp, còn người nào nhảy ra ngoài đều thoát nạn, kể cả các cháu nhỏ.

16 người ra đi vĩnh viễn trong vụ chìm ca nô: Vì sao biển động mà ca nô vẫn được xuất bến? - Ảnh 3.

Ca nô bị chìm. Ảnh: báo Biên phòng

Về câu hỏi có hay không việc ca nô, tàu đóng kín thì khách khó thoát nạn, ông Khuất Việt Hùng (Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia) trả lời tờ Thanh niên, quy chuẩn SB (tàu đóng kín) được cả thế giới và Việt Nam công nhận, tàu theo quy chuẩn này sẽ đảm bảo an toàn hơn cho hành khách.

"Hiện tại nguyên nhân vẫn đang chờ các cơ quan chức năng xác định. Phải chờ kết luận cuối cùng của cơ quan chức năng thì mới có ý kiến chính xác về việc này.

Sau khi có kết quả điều tra, sẽ tổ chức một hội nghị chung liên ngành nhằm đánh giá lại quy định pháp luật liên quan về vấn đề an toàn vận tải, vấn đề kết cấu hạ tầng và phương tiện để hoàn thiện những quy định đảm bảo giảm thiểu mọi nguy cơ rủi ro cho quá trình khai thác", ông nói với nguồn trên.

Chia sẻ trên Tri thức trực tuyến, ông Võ Đức Phong, người điều hành Công ty TNHH MTV Du lịch Phương Đông có nói đến tình tiết, khi ca nô bị lật thì nước tràn vào quá nhanh, du khách vẫn mang áo phao nên bị nổi trên trần ca nô. Muốn thoát được thì hành khách phải cởi được áo phao để bơi ra ngoài.

Theo tờ Pháp luật TP.HCM, ông H.S. (một người có kinh nghiệm lái ca nô hơn 15 năm chạy tuyến Cửa Đại – Cù Lao Chàm) cũng cho rằng, chiếc ca nô gặp nạn là loại được hoán cải thành ca nô SB. Rất nhiều nạn nhân không thể tự thoát ra ngoài khi ca nô bị lật trong khi họ đều mặc áo phao.

Hôm nay (28/2), Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ (Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn) cho biết, 63 phương tiện và gần 400 người đang tích cực tìm kiếm nạn nhân mất tích. Các lực lượng đã dựa vào phần mềm tính toán mục tiêu trôi dạt trên biển và dựa vào kinh nghiệm của các thủy thủ khi tìm kiếm.

Theo thuật lại của PV Nguyễn Dương/báo , liên quan tới giả thiết "khi ca nô chìm, hành khách bên trong mặc dù mặc áo phao nhưng không thoát ra kịp dẫn đến hậu quả như vậy", Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ nói, theo báo cáo của chủ ca nô và những người thoát nạn thì tất cả hành khách đã thoát được ra ngoài, không còn mắc kẹt bên trong.

Song theo ông, sóng biển khi đó rất cao, khoảng 5 - 6m nên các nạn nhân không kịp trở tay. "Áo phao chỉ giữ cho cơ thể ta nổi, nhưng khi gặp sóng to như vậy nó sẽ quật mình liên tục, quật ngược, quật xuôi dẫn đến bị sặc nước và ngất xỉu, nhất là trẻ nhỏ và phụ nữ", ông nói với tờ .

(Tổng hợp)

https://soha.vn/16-nguoi-ra-di-vinh-vien-trong-vu-chim-ca-no-vi-sao-bien-dong-ma-ca-no-van-duoc-xuat-ben-20220228115901509.htm