Tỉnh giáp Trung Quốc, có "mỏ vàng" lớn nhất Việt Nam, là phên dậu của đất nước sẽ ra sao trong tương lai?

Theo quy hoạch, Lai Châu sẽ tập trung vào 3 trụ cột phát triển kinh tế gồm: kinh tế dịch vụ, công nghiệp và nông nghiệp.

Với diện tích tự nhiên 9.068,78km2, lớn thứ 10/63 tỉnh, thành phố trên cả nước, dân số hơn 489 nghìn người, Lai Châu là cửa ngõ nối vùng tây bắc Việt Nam với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Phía đông và đông nam giáp tỉnh Lào Cai, Yên Bái; phía tây và tây nam giáp tỉnh Điện Biên, Sơn La.

Hệ thống giao thông kết nối các điểm du lịch lớn Sa Pa (Lào Cai) và Điện Biên Phủ; gắn với khu vực tam giác tăng trưởng Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh và đường thủy sông Đà.

Ngày 7/12/2023, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1585 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch tỉnh mới được thông qua nên chưa có bản thiết kế chi tiết. Dưới đây là viễn cảnh phát triển đô thị tương lai của Lai Châu được ứng dụng AI ChatGPT sáng tạo ra.

Tỉnh giáp Trung Quốc, có

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh Lai Châu có 11 đô thị, bao gồm: 1 đô thị loại III (thành phố Lai Châu), 5 đô thị loại IV là các thị trấn: Tân Uyên, Than Uyên, Phong Thổ, Sìn Hồ, Tam Đường; 5 đô thị loại V bao gồm: Thị trấn Mường Tè, thị trấn Nậm Nhùn, đô thị Nậm Tăm (huyện Sìn Hồ), đô thị Ma Lù Thàng (huyện Phong Thổ), đô thị Phúc Than (huyện Than Uyên).Trong đó thành phố Lai Châu là đô thị trung tâm.

Tỉnh giáp Trung Quốc, có

Lai Châu sẽ quy hoạch 2 khu đô thị - dịch vụ gắn với khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm tại huyện Tam Đường và thành phố Lai Châu. Trong đó, Tam Đường là huyện cửa ngõ của tỉnh Lai Châu, có quốc lộ 4D, quốc lộ 32 đi qua, giáp với thị xã Sa Pa (tỉnh Lào Cai) - khu du lịch nổi tiếng của cả nước.

Tỉnh giáp Trung Quốc, có

Hai khu đô thị - dịch vụ mới được thiên nhiên ban tặng khí hậu trong lành, mát mẻ, là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch: cộng đồng, sinh thái, tâm linh, thể thao mạo hiểm như cầu kính, dù lượn...

Tỉnh giáp Trung Quốc, có

Khu kinh tế cửa khẩu Ma Lù Thàng sẽ trở thành khu kinh tế cửa khẩu đa ngành, đa lĩnh vực, là một trong những trung tâm kinh tế về thương mại, dịch vụ, du lịch và công nghiệp của khu vực các tỉnh miền núi phía Tây Bắc; có khả năng gắn kết được với các địa phương khác để tạo thành tuyến dịch vụ thương mại - du lịch động lực của toàn vùng trung du miền núi phía Bắc, đồng thời là một trong những trung tâm giao thương của Việt Nam và khu vực ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc; trở thành điểm đột phá về kinh tế của tỉnh Lai Châu và các tỉnh miền núi phía Tây Bắc.

Tỉnh giáp Trung Quốc, có

Lai Châu tiếp tục duy trì và khai thác tuyến vùng hồ thủy điện Sơn La, hồ thủy điện Lai Châu với chiều dài khoảng 175 km, quy mô cấp III, bên cạnh đó đầu tư xây dựng tối thiểu 28 bến cảng trên các vùng lòng hồ: Lai Châu - sông Đà (7 bến), Sơn La - sông Đà (8 bến), Bản Chát - sông Nậm Mu (6 bến), Huội Quảng - sông Nậm Mu (7 bến).

Tỉnh giáp Trung Quốc, có

Với chiến lược phát triển kinh tế “một trục – hai vùng – ba trụ cột”, Lai Châu sẽ tập trung vào việc xây dựng trục trọng yếu kinh tế theo hướng từ Nội Bài đến Lào Cai, qua các quốc lộ chính như quốc lộ 32, quốc lộ 4D, quốc lộ 12, và kết nối với đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai qua quốc 279. Chính vì thế, tỉnh sẽ tập trung đầu tư, nâng cấp, và mở rộng các tuyến đường kết nối, đặc biệt là tuyến đường từ thành phố Lai Châu đến cao tốc Nội Bài – Lào Cai và cao tốc Bảo Hà – Lai Châu – Cửa khẩu Ma Lù Thàng, cùng với nhiều tuyến quốc lộ và đường tỉnh khác.

Tỉnh giáp Trung Quốc, có

Cảng hàng không Lai Châu được phê duyệt quy hoạch với quy mô là cảng hàng không quốc nội, quy mô cấp 3C, công suất thiết kế 0,5 triệu hành khách/năm, định hướng đến năm 2050 là 1,5 triệu hành khách/năm; diện tích sử dụng đất là 117,09ha, vị trí xây dựng được quy hoạch là tại thị trấn Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.

Tỉnh giáp Trung Quốc, có

Lai Châu là tỉnh có tiềm năng đất hiếm với sản lượng lớn nhất cả nước, được mệnh danh là "mỏ vàng" của Việt Nam. Riêng mỏ đất hiếm Bắc Nậm Xe, huyện Phong Thổ, tổng trữ lượng tài nguyên cả quặng gốc và quặng phong hóa là trên 7,5 triệu tấn. Trong đó trữ lượng, tài nguyên đất hiếm phong hóa của mỏ được phê duyệt khai thác là 1,16 tấn. Khoáng sản đi kèm là barit, trữ lượng gần 3 triệu tấn.

Tỉnh giáp Trung Quốc, có

Tại Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, với trữ lượng tiềm năng về đất hiếm phục vụ công nghiệp bán dẫn, pin năng lượng, Lai Châu cần quản lý thật tốt, tránh khai thác tùy tiện, xuất khẩu thô mà đầu tư bài bản, chiến lược cho ngành công nghiệp khai thác, chế biến sâu, kết hợp với các tuyến giao thông, hạ tầng logistics nhằm nâng cao giá trị.

Tỉnh giáp Trung Quốc, có

Lai Châu sẽ xây dựng thêm nhiều trạm biến áp mới, duy trì các nguồn phát điện hiện có, thực hiện đúng tiến độ các dự án thủy điện đã được phê duyệt quy hoạch; nghiên cứu, triển khai thực hiện các dự án tiềm năng: Thủy điện (tổng công suất khoảng 757 MW), điện gió (tổng công suất khoảng 555 MW), thủy điện tích năng (tổng công suất khoảng 1.700 MW), điện mặt trời (tổng công suất khoảng 550 MW).

Tỉnh giáp Trung Quốc, có

Về nông nghiệp, hiện nay toàn tỉnh đã hình thành khoảng 4.000 ha lúa hàng hóa tập trung sử dụng các giống lúa chất lượng cao và đặc sản như J02, Séng cù, Hương thơm số 1, ... sản lượng ước đạt 20.060 tấn; thu nhập 1 ha lúa hàng hóa đặc sản đạt 60-65 triệu/ha/vụ, lợi nhuận khoảng 35-40 triệu đồng/ha/vụ và tiếp tục là ngành mũi nhọn được tập trung phát triển trong giai đoạn tới cũng với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng khác như chè, cây ăn quả.

Tỉnh giáp Trung Quốc, có

Du lịch Lai Châu, bạn sẽ được khám phá vùng đất của những hang động tuyệt đẹp, những ngọn đèo hiểm trở, những thác nước ẩn mình trong rừng như: cao nguyên Sìn Hồ, khu đèo Hoàng Liên, thác Tác Tình, hang động Pu Sam Cáp...

Tỉnh giáp Trung Quốc, có

Trên cơ sở liên kết về tài nguyên du lịch nổi bật và hệ thống giao thông kết nối, hình thành 3 cụm du lịch gồm: Cụm du lịch cao nguyên Sìn Hồ (báu vật Tây Bắc), cụm du lịch Tam Đường - Phong Thổ và thành phố Lai Châu (khám phá vẻ đẹp Tây Bắc), cụm du lịch Mường Tè - Nậm Nhùn (về nguồn sông Đà).

Tỉnh giáp Trung Quốc, có

Tỉnh định hướng phát triển 5 khu du lịch trở thành khu du lịch cấp quốc gia có tính độc đáo, hấp dẫn, có tiềm năng thu hút khách đối với khu vực, cả nước và quốc tế, mục tiêu đến năm 2030, thu ngân sách 4.500 tỉ đồng và đón 2 triệu khách du lịch.

Link nội dung: https://congnghedoisong.net/tinh-giap-trung-quoc-co-mo-vang-lon-nhat-viet-nam-la-phen-dau-cua-dat-nuoc-se-ra-sao-trong-tuong-lai-a40441.html