Danh sách này chỉ bao gồm các thiết bị, phụ kiện công nghệ (màn hình, máy tính, phụ kiện…), được xét theo các tiêu chí độc, dị và sáng tạo, do đó một số gương mặt như xe điện, vi xử lý (Intel Core thế hệ 12 di động, Snapdragon 8cx gen 3) hay các vật dụng gia đình (tủ lạnh, bếp…) sẽ tạm nằm ngoài cuộc chơi này.
Samsung Odyssey Ark
Odyssey Ark là một chiếc màn hình cong mini LED, sở hữu kích thước 55 inch với độ phân giải 4K, có thể xoay 90 độ để tạo thành một màn hình dọc lớn.
Odyssey Ark - chiếc màn hình cong ‘bí hiểm’ tại CES 2022 SAMSUNG |
Mặc dù
Zenbook 17 Fold - chiếc laptop màn hình gập đa dụng
ASUS
Thiết bị gập mới của ASUS được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i7 dòng U (tiết kiệm điện năng) thế hệ thứ 12 mới nhất, đồ họa Intel Iris Xe và hai cổng USB-C Thunderbolt 4, cùng viên pin 75Wh có hỗ trợ công nghệ sạc nhanh. ASUS tiết lộ thiết bị này sẽ lên kệ giữa năm 2022, thế nhưng giá bán chính thức vẫn là ẩn số.
Razer Zephyr Pro - chiếc khẩu trang điện tử
Với giá bán dự kiến 150 USD, chiếc khẩu trang này được giới thiệu đảm bảo yếu tố an toàn - với bộ lọc khí N95 bảo vệ 2 chiều và cặp buồng lưu thông không khí, đồng thời là một món phụ kiện trang sức "máu lửa" với đối tượng người dùng trẻ.
Bên cạnh bảo vệ người dùng, Zephyr Pro còn có tính năng ‘thông khí’ CHỤP MÀN HÌNH RAZER |
Điểm cải tiến nổi bật nhất của chiếc khẩu trang này so với bản tiền nhiệm nằm ở công nghệ khuyếch đại giọng nói. Kết hợp với tấm kính trong suốt có đèn hắt giúp ‘'soi'’ rõ biểu cảm trên miệng, Zephyr Pro khắc phục hết tất cả nhược điểm của chiếc khẩu trang thông thường - làm giảm hiệu quả giao tiếp.
Razer - Dự án Sophia
Theo Razer định nghĩa, dự án Sophia thực chất là một chiếc PC được mô-đun hóa vào một chiếc bàn. Với độ tùy biến cao, người dùng có thể thỏa sức sắp xếp mọi thứ trên chiếc bàn làm việc theo sở thích cá nhân.
Dự án Sophia - mô-đun hóa PC vào một bàn làm việc Razer |
Mặc dù bản chất của dự án này vẫn chỉ là bố trí lại các phần của một chiếc PC, Sophia vẫn là một ý tưởng rất độc đáo, bắt mắt và có thể tạo nên một không gian làm việc rất ‘'ngầu’', tràn đầy cảm hứng, không chỉ dành riêng cho game thủ mà còn lấn sang cả đối tượng người dùng sáng tạo nội dung.
ASUS ROG SE Duo 16 (2022)
Mặc dù ROG SE Duo 16 (2022) không phải là dòng thiết bị đầu tiên của ASUS sở hữu màn hình thứ hai ScreenPad Plus đặt trên bàn phím (như hình bên dưới) với nhiệm vụ cung cấp thêm thông tin khi chơi game, nhưng đây vẫn là một ý tưởng độc đáo và đã giúp thiết bị gaming laptop xuất hiện trong danh sách này.
ASUS ROG SE Duo 16 (2022) với ScreenPad Plus đặt trên bàn phím ASUS |
Về mặt thông số, chiếc màn hình này có độ phân giải Full HD khi kích hoạt tần số quét màn hình 240Hz, hoặc có thể nâng cao lên độ phân giải 4K nếu '‘chịu’' hi sinh về tần số quét 120Hz - ASUS cho phép người dùng tự lựa chọn giữa độ phân giải và tần số quét, thay vì ‘'khóa’' hẳn phần cứng.
Ngoài ra, chiếc ScreenPad Plus có khả năng nâng lên một góc 13° và trượt trở lại để đáp ứng màn hình chính khi người dùng mở ra nhờ cơ chế bản lề 4 hướng mới, cho trải nghiệm sử dụng hai màn hình gần như không viền.
Bên cạnh màn hình phụ, ASUS ROG SE Duo 16 còn được trang bị NumberPad (phím số) ảo ở ngay bàn rê chuột, cùng bàn phím LED RGB giúp chiếc laptop này đậm chất nhận diện ‘'dành cho game thủ'’.
Tin liên quan
Khách tham quan CES 2022 hào hứng thử 'đồ chơi' mới sau 1 năm vắng bóng vì Covid-19 Lenovo ra mắt loạt laptop độc đáo tại CES 2022 Dell ra mắt laptop XPS 13 Plus thế hệ mới tại CES 2022