Những tính năng độc lạ trên xe cổ ít người biết

Trước đây, một số tính năng trên xe hơi cổ điển được coi là tiêu chuẩn, nhưng cuối cùng chúng đã không thể tồn tại trước sự thay đổi của thời gian.

Trước đây, một số tính năng trên xe hơi cổ điển được coi là tiêu chuẩn, nhưng cuối cùng chúng đã không thể tồn tại trước sự thay đổi của thời gian.

 

Đèn pha pop-up

Đèn pha pop-up là một xu hướng thiết kế rất phổ biến trong thập niên 70, 80 của thế kỷ trước. Điểm thú vị của hệ thống này là có cơ chế "nhắm, mở" như một đôi mắt thực thụ.

Những tính năng độc lạ trên xe cổ ít người biết - 1

(Ảnh: Hotcars)

Tuy nhiên, đến những năm 90, tiến bộ về công nghệ giúp các nhà sản xuất ô tô có thể lắp đặt nhiều loại đèn pha khác nhau. Đèn pha pop-up được coi là một mối nguy ảnh hưởng đến người đi xe đạp và người đi bộ.

Băng ghế liền trước

Trước khi thắt dây an toàn trở thành yêu cầu bắt buộc, ghế băng là tiêu chuẩn của hầu hết các xe ô tô gia đình. Ghế trước đủ rộng để có thể ngồi hơn hai người.

Những tính năng độc lạ trên xe cổ ít người biết - 2

(Ảnh: Hotcars)

Vào thế kỷ 20, tại Mỹ, kiểu ghế này từng rất được ưa chuộng nhờ không gian sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, sang thế kỷ 21, các nhà sản xuất xe hơi dần dần từ bỏ băng ghế dài ở hàng đầu khoang cabin. Chẳng hạn như Chrysler loại bỏ hoàn toàn thiết kế này ra khỏi xe của mình vào năm 2004, Ford nối bước sau đó 7 năm.

Một trong những mẫu xe cuối cùng có tùy chọn băng ghế liền phía trước là phiên bản tiêu chuẩn của Chevrolet Impala thế hệ thứ 9 bán ra từ 2006 đến 2016.

Ngày nay, hầu hết các ô tô đều loại ghế băng phía trước vì chúng gây khó khăn cho việc lắp đặt các thiết bị an toàn như túi khí và cản trở việc sử dụng hiệu quả dây an toàn.

Công tắc điều chỉnh độ sáng gắn trên sàn

Tính năng này ban đầu được gắn trên vô lăng ô tô cho phép người lái xe dễ dàng chuyển đèn pha từ chùm sáng thấp lên cao. Sau đó, các nhà sản xuất ô tô kết luận rằng chúng sẽ gây mất tập trung nguy hiểm và chuyển công tắc xuống sàn.

Những tính năng độc lạ trên xe cổ ít người biết - 3

(Ảnh: Hotcars)

Tuy nhiên, khi những chiếc ô tô chuyển từ hệ dẫn động cầu sau sang dẫn động cầu trước, không gian trong hố để chân trở nên quá chật chội để có thể lắp công tắc đèn. Vì thế, công tắc điều chỉnh độ sáng lại di chuyển sang cột lái vào những năm 90.

 

Gạt tàn thuốc lá và bật lửa

Những tính năng độc lạ trên xe cổ ít người biết - 4

(Ảnh: Hotcars)

Gạt tàn và bật lửa là những phụ kiện bổ sung phổ biến trên ô tô từ những năm 50 và 60. Nhưng với sự thay đổi lối sống do nhận thức của cộng đồng về các mối nguy hại liên quan đến sức khỏe, các nhà sản xuất xe hơi đã loại bỏ thành công gạt tàn và bật lửa trên xe hơi hiện đại.

Sau những năm 90, gạt tàn và bật lửa được thay thế bằng các phụ kiện như khay đựng đồ rời, giá để cốc và cổng sạc không dây.

Cửa kính thông gió

Những tính năng độc lạ trên xe cổ ít người biết - 5

(Ảnh: Hotcars)

Một ô kính nhỏ có thể hé mở bên cạnh cửa sổ chính sẽ có vai trò thông gió mà không làm rối tóc người ngồi trong xe, hoặc không để nước mưa tạt mạnh vào.

Tuy nhiên, ngày nay, thiết kế này không còn được dùng nữa. Khi điều hoà trở thành trang bị tiêu chuẩn trên hầu hết ô tô đời mới, các nhà sản xuất thấy chi tiết này là thừa thãi nên loại bỏ.

Ốp gỗ thân xe

Những tính năng độc lạ trên xe cổ ít người biết - 6

(Ảnh: Hotcars)

Ốp gỗ để nguyên vân tự nhiên bên ngoài thân xe từng là thiết kế rất phổ biến của một số hãng xe trước đây. Xe ốp gỗ thịt đắt hơn nên khi đó thường chỉ có ở xe của tầng lớp thượng lưu. Thế nhưng, ngày nay gỗ được dùng bên trong xe thay vì bên ngoài.

Theo VTCNews

Bạn đang hài lòng hay thất vọng với xế cưng của mình? Hãy chia sẻ bài viết trải nghiệm về chiếc xe của mình tới Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!

9 xe cổ động cơ 6 xi lanh "chất" gấp nhiều lần xe cơ bắp hiện đại9 xe cổ động cơ 6 xi lanh "chất" gấp nhiều lần xe cơ bắp hiện đại

Một số mẫu xe cổ điển sử dụng động cơ sáu xi-lanh cảm giác lái nhiều khi thú vị hơn gấp nhiều lần so với những chiếc xe cơ bắp hiện đại.   

Link nội dung: https://congnghedoisong.net/nhung-tinh-nang-doc-la-tren-xe-co-it-nguoi-biet-a6272.html