Nếu bạn thuộc top những người giàu nhất thế giới như dưới đây, ChatGPT có còn cần thiết với bạn?

Ngay cả với những nhà lãnh đạo doanh nghiệp hàng đầu thế giới hiện nay, các chatbot AI như ChatGPT cũng đang đóng vai trò ngày càng lớn trong cuộc sống của họ.

Kể từ khi ra mắt vào tháng 11 năm 2022 cho đến nay, ChatGPT cũng như các công cụ AI tạo sinh khác đã trở thành chủ đề bàn tán của thế giới và ngay cả những nhà lãnh đạo hàng đầu của các tổ chức lớn nhất thế giới cũng không phải là ngoại lệ.

Đối với người lao động và các công ty, lợi ích của ChatGPT cùng các công cụ AI tạo sinh khác nằm ở khả năng tăng cường năng suất lao động và hiệu quả lao động, nhưng với những nhà lãnh đạo của các tập đoàn hàng đầu thế giới hiện nay, các công cụ này mang lại lợi ích gì cho họ?

Hóa ra ngay cả khi đang nằm trong top những người giàu có và quyền lực nhất thế giới doanh nghiệp, các công cụ AI như ChatGPT và các mô hình AI khác cũng mang lại cho họ nhiều lợi ích không ngờ. Điều này minh chứng cho việc tại sao những nhà lãnh đạo cấp cao của các tập đoàn hàng đầu này lại hứng thú với các công cụ AI mới đến thế.

CEO Jensen Huang của Nvidia: sử dụng Perplexity AI "gần như mỗi ngày."

Nếu bạn thuộc top những người giàu nhất thế giới như dưới đây, ChatGPT có còn cần thiết với bạn?- Ảnh 1.

CEO Nvidia, Jensen Huang

Điều này được CEO của công ty GPU danh tiếng này tiết lộ trong cuộc phỏng vấn với trang Wired vào tháng Hai vừa qua. Trong cuộc phỏng vấn này, ông Jensen Huang đã đưa ra ví dụ về cách AI Perplexity có thể được sử dụng để tìm hiểu về các tiến bộ gần đây trong việc khám phá và phát triển các loại dược phẩm với sự hỗ trợ của máy tính.

"Bạn muốn đóng khung một chủ đề tổng thể nào đó để bạn có thể có được một bộ khung nền tảng. Từ bộ khung nền tảng này, bạn có thể hỏi ngày càng nhiều hơn nữa các câu hỏi cụ thể hơn." Ông Huang cho biết thêm.

"Đó cũng là điều tôi thích ở các mô hình ngôn ngữ lớn này." CEO Nvidia cho biết. Bên cạnh AI Perplexity, ông Huang cho biết ông cũng sử dụng cả ChatGPT của OpenAI.

Giám đốc điều hành của AMD, Lisa Su: "tóm tắt cuộc họp" và "theo dõi các hoạt động" bằng Copilot của Microsoft

Nếu bạn thuộc top những người giàu nhất thế giới như dưới đây, ChatGPT có còn cần thiết với bạn?- Ảnh 2.

CEO AMD, Lisa Su

Không có nhiều ảnh hưởng với ngành AI như hãng NVIDIA, nhưng đối với bà Lisa Su, CEO AMD, chatbot AI cũng đang hỗ trợ cho các công việc hàng ngày của mình khi giúp bà "tóm tắt cuộc họp" và "theo dõi các hoạt động".

Dù dùng nhiều AI này cho các công việc hàng ngày của mình, nhưng bà Su không nghĩ rằng trợ lý AI của Microsoft là hoàn hảo. "Nó viết email của tôi không tốt lắm," CEO AMD, công ty đối thủ của Nvidia, nói trong bài phát biểu chính của mình tại SXSW vào tháng 3 năm 2024. "Tôi không dùng nó cho mục đích này."

Hiện tại, Microsoft đã tích hợp Copilot vào bộ ứng dụng sản phẩm văn phòng của mình, bao gồm PowerPoint, Word và Excel. Tuy nhiên, một báo cáo gần đây cho thấy, nhiều người dùng tỏ ra không hài lòng với chất lượng của Copilot khi so sánh với ChatGPT, dù cả 2 chatbot này đều dùng chung một công nghệ mô hình AI.

CEO Microsoft, Satya Nadella: ChatGPT giúp giải thích về triết học Đức và thơ ca Ba Tư

Nếu bạn thuộc top những người giàu nhất thế giới như dưới đây, ChatGPT có còn cần thiết với bạn?- Ảnh 3.

CEO Microsoft, Satya Nadella

Là CEO của công ty đỡ đầu cho OpenAI – cha đẻ của ChatGPT, không khó hiểu tại sao ông Satya Nadella lại ưa chuộng chatbot nổi tiếng này. Ông Satya cho biết, nó giúp ông hiểu được các văn bản phức tạp của những triết gia như Martin Heidegger.

"Tôi nhớ rằng cha mình đã cố gắng đọc Heidegger khi ông ấy ở tuổi 40 và gặp khó khăn với nó, còn tôi đã cố gắng cả nghìn lần và vẫn thất bại," CEO Microsoft cho biết trong một cuộc phỏng vấn của Freakonomics Radio vào tháng 6 năm 2023. "Nhưng tôi phải nói rằng việc yêu cầu ChatGPT hoặc Bing chat tóm tắt Heidegger là cách tốt nhất để đọc Heidegger."

Ông cũng ấn tượng bởi khả năng dịch thơ ca của chatbot AI. Ông Satya cho biết, câu lệnh yêu thích của ông là yêu cầu ChatGPT dịch Rumi từ ngôn ngữ Urdu sang tiếng Anh.

"Điều thú vị nhất về nó là khả năng nắm bắt được chiều sâu của thơ ca," Nadella nói trong podcast. "Trong không gian tiềm ẩn này, bằng cách nào đó, nó nhận ra ý nghĩa vượt ra khỏi bên ngoài từ ngữ và bản dịch. Đó là điều tôi thấy thực sự phi thường."

CEO và đồng sáng lập của OpenAI, Sam Altman: ChatGPT là cứu cánh cho chuyến công du ra nước ngoài

Nếu bạn thuộc top những người giàu nhất thế giới như dưới đây, ChatGPT có còn cần thiết với bạn?- Ảnh 4.

CEO OpenAI, Sam Altman

Trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg vào tháng 8 năm 2023, nhà đồng sáng lập OpenAI từng nói rằng, ChatGPT chính là "cứu cánh" cho chuyến công du thế giới của mình, nơi ông thảo luận về tương lai AI bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau. Trong chuyến đi này, ông đã thăm hàng loạt quốc gia như Israel, Jordan, Qatar, UAE, Ấn Độ và Trung Quốc.

Người đứng sau ChatGPT cho biết về sáng tạo của mình đã giúp ông "viết nhanh hơn" và "suy nghĩ nhiều hơn."

"Tôi thấy con đường tương lai của công nghệ này, như có thể trở thành một trợ lý siêu việt cho tất cả công việc trí tuệ của tôi," ông nói với Bloomberg.

Sundar Pichai, CEO Google: chatbot AI là công cụ giải thích thiên văn học cho con trai

Nếu bạn thuộc top những người giàu nhất thế giới như dưới đây, ChatGPT có còn cần thiết với bạn?- Ảnh 5.

CEO Google, Sundar Pichai

Trong một phần podcast công nghệ "Hard Fork" của New York Times, ông Sundar Pichai, CEO Google cho biết, ông từng yêu cầu LaMDA, một trong những mô hình ngôn ngữ lớn sớm nhất của gã khổng lồ tìm kiếm, đóng giả làm hành tinh Pluto để kiểm tra khả năng của nó.

Trong một cuộc trò chuyện, LaMDA nói với ông Pichai và con trai rằng hành tinh Pluto "thực sự cô đơn" vì nó ở xa trong không gian.

"Tôi cảm thấy buồn vào thời điểm nói chuyện với nó," CEO Google cho biết trong tập podcast vào tháng 3 năm 2023.

Ông cũng hỏi LaMDA xem mình nên làm gì cho sinh nhật lần thứ 80 của bố ông. Đáp lại, mô hình AI này đã đề xuất rằng ông nên làm một cuốn album ảnh. "Điều này không phải vì nó sâu sắc, nhưng nó tạo ra những điều có thể kích thích trí tưởng tượng," ông nói với NYT khi mô tả câu lệnh của mình.

Đến tháng 12 năm 2023 vừa qua, Google đã ra mắt Gemini, mô hình ngôn ngữ lớn mới nhất của mình có thể tạo ra văn bản và hình ảnh theo các câu lệnh của người dùng. Dù vẫn gặp phải không ít sự cố liên quan đến thiên vị chủng tộc và sai lệch lịch sử, đây vẫn được xem như một trong các đối thủ lớn nhất của ChatGPT.

Tỷ phú đầu tư Warren Buffett: một người theo trường phái cổ điển nhưng vẫn hài lòng với ChatGPT

Nếu bạn thuộc top những người giàu nhất thế giới như dưới đây, ChatGPT có còn cần thiết với bạn?- Ảnh 6.

Tỷ phú đầu tư Warren Buffett

Vốn nổi tiếng là một người không mấy ưa thích các món đồ công nghệ hiện đại, nhưng chủ tịch của quỹ đầu tư Berkshire Hathaway nổi tiếng lại cho thấy sự hài lòng khi sử dụng ChatGPT để dịch bài hát "My Way" của Frank Sinatra sang tiếng Tây Ban Nha.

"Bạn biết đó, chỉ sau 2 giây, nó xuất hiện" và "chuyển đổi vần điệu và làm tất cả những điều tuyệt vời đó," Ông Buffett nói với CNBC vào tháng 4 năm 2023 về khả năng dịch bài hát của ChatGPT.

Mặc dù tỷ phú nói rằng ông thấy tiềm năng của ChatGPT trong việc tiết kiệm thời gian, ông vẫn hoài nghi liệu nó có thể tác động tích cực đến xã hội hay không. "Tôi nghĩ điều này thật phi thường, nhưng tôi không biết liệu nó có lợi ích không," ông nói với CNBC.

Tim Cook, CEO của Apple: ChatGPT là một phần trong cuộc sống cá nhân

Nếu bạn thuộc top những người giàu nhất thế giới như dưới đây, ChatGPT có còn cần thiết với bạn?- Ảnh 7.

CEO Apple, Tim Cook

Đối với CEO Tim Cook của Apple, dù ChatGPT không phải là một sản phẩm do công ty ông làm ra nhưng ông cũng rất hào hứng với loại công nghệ này khi sử dụng nó hàng ngày trong đời sống cá nhân của mình.

CEO Apple không nói rõ ông sử dụng chatbot AI này như thế nào. Tuy nhiên, ông cho biết, ông nhận thấy tiềm năng to lớn của nó sau khi thử nghiệm. "Tôi rất hào hứng về nó," ông nói với CNBC trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 6 năm 2023. "Tôi nghĩ tới một số ứng dụng độc đáo cho nó và bạn có thể chắc chắn rằng đó là điều mà chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ."

Apple dường như đang tụt hậu so với một số các hãng công nghệ lớn khác trên mặt trận AI tạo sinh. Nhưng nhiều báo cáo cho thấy, nhiều khả năng nhà sản xuất iPhone sẽ giới thiệu về các dự án AI của mình trong hội nghị phát triển của mình vào tháng 6 tới đây.

CEO Meta, Mark Zuckerberg: tạo ra một trợ lý AI để quản lý nhà thông minh

Nếu bạn thuộc top những người giàu nhất thế giới như dưới đây, ChatGPT có còn cần thiết với bạn?- Ảnh 8.

CEO Meta, Mark Zuckerberg

Không trực tiếp xây dựng nên các chatbot AI như ChatGPT hay Gemini, nhưng hãng Meta của CEO Mark Zuckerberg cũng đóng góp rất lớn cho AI tạo sinh hiện nay khi mã nguồn mở mô hình AI Llama, giúp các startup về AI có thể khai thác nó cho các công cụ AI của họ.

Thế nhưng từ năm 2016, CEO Meta cũng đã có một AI khác đóng vai trò như trợ lý cá nhân có tên Jarvis. Thay vì chỉ trả lời các câu hỏi liên quan đến kiến thức, một bài đăng trên blog của Zuckerberg cho biết, Jarvis giúp điều khiển ánh sáng, thiết bị, nhiệt độ, âm nhạc và hệ thống an ninh trong ngôi nhà. Ngoài ra trợ lý AI này còn tương tác với điện thoại và máy tính của ông và cũng như có thể học từ ngữ và khái niệm mới.

Vào tháng 7 năm 2023, Meta đã đưa ra Llama-2, phiên bản nâng cấp của mô hình Llama, cho một số người dùng được lựa chọn. Kể từ đó, công ty đã phát hành Kính thông minh Ray-Ban được hỗ trợ bởi AI và chatbot AI với nhân vật nổi tiếng. Llama-3, mô hình tiên tiến nhất của họ, vẫn đang được phát triển.


Link nội dung: https://congnghedoisong.net/neu-ban-thuoc-top-nhung-nguoi-giau-nhat-the-gioi-nhu-duoi-day-chatgpt-co-con-can-thiet-voi-ban-a41018.html