Cứ đến cuối năm, một bãi rác rộng 708.000m2 lại bị phong tỏa để khai thác 2.000 tấn vàng

Kho vàng khổng lồ xuất hiện tại một bãi rác lớn.

Cứ đến cuối năm, một bãi rác rộng 708.000m2 lại bị phong tỏa để khai thác 2.000 tấn vàng- Ảnh 1.

Bãi rác điện tử Guiyu tại thị trấn Guiyu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) nổi tiếng là bãi rác thải điện tử lớn nhất Trung Quốc. Tổng diện tích hoạt động của bãi rác điện tử Guiyu là khoảng 708.000m2 với khối lượng xử lý trung bình mỗi năm khoảng 10,78 triệu tấn rác.

Thực tế, chất thải điện tử có thể chiết xuất kim loại quý mang lại sự giàu có đáng kể, điều này khiến nhiều quốc gia nhìn thấy cơ hội khai thác. Theo ước tính của Bộ Tài Nguyên và Môi trường (Trung Quốc), mỗi tấn điện thoại di động đã qua sử dụng chứa 200g vàng. Do đó, với khối lượng xử lý trung bình mỗi năm tại bãi rác Guiyu, khối lượng vàng tách được từ thác thải điện tử có thể lên tới hơn 2.000 tấn vàng.

Mỗi năm một lần, bãi rác điện tử Guiyu sẽ bị phong tỏa, đóng cửa để tổng hợp những bộ phận có thể chiết xuất vàng từ thiết bị điện tử. Sau đó, những bộ phận này sẽ được đưa đến khu chuyên chiết vàng.

Tại Guiyu, 80% hộ gia đình tham gia tháo dỡ các thiết bị điện tử đã qua sử dụng cũng như tái chế công nghiệp phần cứng và nhựa. Nếu Guiyu có dân số 150.000 người thì số người tham gia vào ngành xử lý rác thải địa phương sẽ lên tới 120.000 người. Ngoài ra, có khoảng 200.000 lao động nhập cư ở Guiyu và họ gần như hoàn toàn tham gia vào "ngành công nghiệp rác thải điện tử" ở địa phương.

Theo số liệu của Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin Trung Quốc, trong những năm gần đây, lượng tiêu hủy các sản phẩm điện và điện tử lớn ở nước này mỗi năm đã vượt quá 200 triệu chiếc. Là nước sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm điện và điện tử lớn nhất thế giới, Trung Quốc đã thải bỏ hơn 11 triệu tấn tivi, tủ lạnh, điện thoại di động và các sản phẩm điện tử khác, chiếm lượng rác thải điện tử lớn nhất thế giới.

Trong khi đó, chỉ có 17,4% rác thải điện tử được thu gom và tái chế vào năm 2019. Điều này có nghĩa là các kim loại quý như vàng, bạc, đồng, bạch kim và các vật liệu có thể tái chế, có giá trị cao khác hầu hết đều bị đổ hoặc đốt.

Với sự cải tiến của công nghệ tháo dỡ, đặc biệt là sự phát triển của công nghệ thu hồi và chiết xuất kim loại quý, vật liệu có giá trị từ rác thải điện tử, con đường kiếm "tiền" rác thải điện tử xuất hiện. Nhiều công ty sản xuất quy mô lớn đã gia nhập ngành và ngành này phát triển nhanh chóng tại Trung Quốc.

Không chỉ Trung Quốc, mỏ vàng từ rác thải điện tử cũng được Nhật Bản quan tâm. Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên, nhưng là một trong những thị trường hứa hẹn nhất của ngành khai thác kim loại đô thị - thuật ngữ chỉ việc tách vàng và kim loại quý hiếm từ những bảng mạch điện tử bị bỏ đi.

Nhật Bản ước tính có khoảng 5.300 tấn vàng tích lũy ở Nhật Bản từ rác thải điện tử, tương đương 10% trữ lượng toàn cầu. Việc khai thác vàng từ rác điện tử hiệu quả hơn 56 lần so với khai thác vàng từ tự nhiên. Chính phủ nước này còn gấp rút thúc đẩy việc tái chế vàng và các kim loại quý giá khác trong các bảng mạch của xe điện để tăng cường an ninh kinh tế.

Theo Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), nguồn cung vàng tái chế toàn cầu tăng khoảng 10% hàng năm, vượt xa mức tăng trưởng khoảng 3% của ngành khai thác mỏ. Vàng tái chế hiện chiếm dưới 30% nguồn cung toàn cầu. WGC cho biết chỉ có khoảng 200.000 tấn vàng đã được khai thác trong suốt lịch sử.

Với sản lượng khai thác mỏ bị đình trệ, việc hướng đến mỏ vàng từ điện thoại thông minh, thiết bị gia dụng cũ và các phế liệu khác đang trở nên quan trọng. Một số doanh nghiệp đang mở rộng năng lực thu gom và xử lý kim loại đô thị nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Đặc biệt, việc khai thác vàng từ rác điện tử hiệu quả hơn 56 lần so với khai thác vàng từ tự nhiên.

Link nội dung: https://congnghedoisong.net/cu-den-cuoi-nam-mot-bai-rac-rong-708000m2-lai-bi-phong-toa-de-khai-thac-2000-tan-vang-a40891.html