Người quen nhận tin nhắn lạ. Nếu người quen trong danh bạ thông báo nhận tin nhắn hoặc email bất thường, đó là dấu hiệu cho thấy thiết bị hoặc tài khoản mạng xã hội của người dùng đã bị xâm nhập. Dù vậy, không phải lúc nào email lạ đồng nghĩa tài khoản bị hack. Trong một số trường hợp, hacker có thể nhập email của bạn để che giấu khi gửi từ địa chỉ khác. Nếu nhận lời cảnh báo, hãy hỏi thêm thông tin, kiểm tra danh sách thư đã gửi và nhờ người thân chụp màn hình để chắc chắn nguồn gốc email. Ảnh: The Verge. |
Xuất hiện quảng cáo và ứng dụng lạ. Theo iDropNews, nếu màn hình điện thoại xuất hiện app chưa cài bao giờ, nhiều khả năng tin tặc hoặc mã độc đã xâm nhập điện thoại. Ngoài ra, pop-up quảng cáo xuất hiện thường xuyên, ngay cả khi truy cập các website bình thường cũng là dấu hiệu của mã độc. Ảnh: Gadget Hacks. |
Máy chậm đi và nhanh hết pin. Nếu tốc độ xử lý chậm, nhiệt độ tăng và pin hết nhanh hơn bình thường, khả năng cao điều đó gây ra bởi những tác vụ chạy ẩn trên điện thoại, nguy hiểm nhất là ứng dụng độc hại. Tuy người dùng không hề hay biết, chúng có thể âm thầm đánh cắp dữ liệu, cài thêm mã độc hoặc theo dõi hành vi sử dụng thiết bị. Nếu tình trạng trên đến từ nguyên nhân khác, người dùng có thể khắc phục bằng cách khởi động lại điện thoại. Ảnh: Android Authority. |
Nhận tin nhắn hoặc cuộc gọi lạ. Nếu nhận cuộc gọi hoặc tin nhắn từ số điện thoại lạ, không thể xác định nguồn gốc, có khả năng hoạt động lừa đảo đang diễn ra. Trong đa số trường hợp, đầu dây bên kia yêu cầu người dùng cung cấp thông tin cá nhân, hoặc dụ dỗ cài ứng dụng độc hại lên máy. Thậm chí, chúng có thể dùng dịch vụ brand name để giả mạo đầu số từ những doanh nghiệp, công ty hợp pháp. Ảnh: Shutterstock. |
Tự động nhắn tin, gọi điện. Nếu phát hiện điện thoại tự động nhắn tin hoặc gọi điện đến đầu số liên lạc khác, đó là dấu hiệu cho thấy khả năng tin tặc đã xâm nhập, gọi điện đến những số cước phí cao để trừ tiền trên máy. Ảnh: New York Times. |
Mức sử dụng 4G cao bất thường. Nếu nhận hóa đơn viễn thông với tiền cước, dung lượng sử dụng 4G cao bất thường, đó cũng là tình trạng đáng ngờ. Trong một số trường hợp, mã độc có thể âm thầm chạy trên thiết bị, kết nối máy chủ để gửi thông tin nhạy cảm hoặc cài ứng dụng độc hại. Do đó, kể cả khi dùng gói dung lượng không giới hạn, người dùng vẫn nên kiểm tra và ghi nhận thường xuyên mức sử dụng 4G. Ảnh: Android Authority. |
Nhóm người săn lùng loại mã độc nguy hiểm nhất thế giới công nghệ
Trong quyển sách mới, Renee Dudley và Daniel Golden đưa độc giả đến gần hơn với cuộc chiến thầm lặng của những chuyên gia công nghệ toàn cầu, chống lại kẻ đứng sau ransomware.
Link nội dung: https://congnghedoisong.net/cac-dau-hieu-cho-thay-dien-thoai-bi-hack-a39766.html