Hãng đã dùng cách làm này khi bán các sản phẩm và dịch vụ nhằm giảm thiểu mối đe dọa từ đối thủ bên ngoài đối với mảng kinh doanh cốt lõi của mình. Ảnh: New York Times. |
Cơ quan Mỹ tập trung điều tra cách Apple kiểm soát tuyệt đối phần cứng và phần mềm để gây khó khăn hơn cho người tiêu dùng, khiến họ không thể ngừng sử dụng các thiết bị Táo khuyết.
Cụ thể, các chuyên viên điều tra đã kiểm tra xem Apple Watch hoạt động hiệu quả hơn với iPhone như thế nào và so sánh với các thương hiệu khác. Họ cũng xem xét kỹ cách Apple ngăn đối thủ cạnh tranh nhúng tay vào hệ sinh thái bằng dịch vụ nhắn tin độc quyền iMessage. Hệ thống thanh toán của Apple cũng nằm trong tầm ngắm vì nó không cho phép các công ty tài chính khác cung cấp dịch vụ tương tự.
Hàng loạt sản phẩm của Apple bị điều tra
Nếu đơn kiện được đệ trình, đây sẽ là vụ kiện chống độc quyền nghiêm trọng nhất Apple từng gặp phải. New York Times đánh giá vụ việc sẽ làm gia tăng áp lực pháp lý trong và ngoài nước, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Táo khuyết.
Chỉ trong vòng chưa đến 5 năm, các cơ quan quản lý của Mỹ đã kiện tổng cộng 4 hãng công nghệ lớn nhất với cáo buộc kinh doanh độc quyền. Bộ Tư pháp Mỹ hiện đối đầu với Google trong 2 vụ kiện chống độc quyền, liên quan đến độc quyền công cụ tìm kiếm và quảng cáo. Trong khi đó, Ủy ban Thương mại Liên bang kiện Amazon và Meta vì cản trở cạnh tranh từ các đối thủ nhỏ lẻ.
Quy mô vụ kiện của Apple có thể sẽ còn lớn hơn, bởi nó nhắm đến mô hình kinh doanh truyền thống của hãng. Trong suốt nhiều năm qua, Táo khuyết đã kết hợp iPhone với các thiết bị như Apple Watch và dịch vụ như Apple Pay để lôi kéo và buộc người dùng phải trung thành với dòng sản phẩm của mình. Các đối thủ cho biết họ bị từ chối truy cập vào các tính năng chính của Apple như trợ lý ảo Siri. Cách làm này được đánh giá là cạnh tranh không lành mạnh.
Các cơ quan điều tra nghi ngờ Apple tối ưu hóa Apple Watch cho iPhone để độc quyền thị trường. Ảnh: The Verge. |
Cụ thể, quy mô của cuộc điều tra bao gồm cách thức Apple chặn app trò chơi lưu trữ dữ liệu trên đám mây (cloud gaming) khi phân phối lên kho App Store. Các chuyên viên điều tra đã gặp gỡ nhóm giám đốc tại dịch vụ theo dõi Bluetooth Tile để trao đổi việc AirTag của Apple cạnh tranh trực tiếp với họ. Họ điều tra về những hạn chế Táo khuyết đã trói buộc các bên thứ 3 như không được phép truy cập vào dịch vụ định vị của iPhone.
Trong khi đó, các giám đốc tại Beeper - startup phân phối iMessage trên điện thoại Android - đã được hỏi về việc Apple ngăn chặn công ty này cung cấp tính năng nhắn tin trên hệ điều hành đối thủ. Các chuyên viên điều tra cũng gặp gỡ các ngân hàng và ứng dụng thanh toán về cách Apple không cho phép truy cập chức năng chạm để thanh toán trên iPhone.
Tính năng Minh bạch theo dõi ứng dụng (ATT) cũng thu hút sự chú ý của Bộ Tư pháp Mỹ vì nó hạn chế khả năng thu thập dữ liệu người dùng của các nhà quảng cáo. Các công ty quảng cáo và nền tảng như Google, Meta cho biết công cụ này đang tạo điều kiện cho Apple cạnh tranh không lành mạnh.
Biện pháp để kiểm soát các gã khổng lồ công nghệ
Trước đây, gã khổng lồ công nghệ Mỹ từng khẳng định rằng các hoạt động của họ không hề vi phạm luật chống độc quyền. Để bảo vệ các hoạt động kinh doanh của mình trước những lời chỉ trích trong quá khứ, Apple cho biết “cách tiếp cận của họ là đa dạng hóa mảng kinh doanh”. Hãng khẳng định luôn tạo nhiều cơ hội không chỉ cho hoạt động kinh doanh của mình mà còn cho các nghệ sĩ, nhà sáng tạo, doanh nghiệp…
Năm 2020, khi điều trần trước Ủy ban chống độc quyền của Quốc hội Mỹ, CEO Tim Cook cho biết Apple đã định nghĩa lại smartphone với “trải nghiệm người dùng dễ dàng, thiết kế đơn giản và hệ sinh thái chất lượng cao”. Đồng thời, Táo khuyết vẫn vấp phải cạnh tranh với Samsung, LG, Google và các nhà sản xuất điện thoại thông minh khác, ông nói thêm.
Apple không cho phép ứng dụng bên thứ 3 chạm để thanh toán trên iPhone. Ảnh: New York Times. |
“Apple không hề có thị phần vượt trội ở bất kỳ thị trường nào. Điều này không chỉ đúng với iPhone mà đúng với bất kỳ sản phẩm của chúng tôi”, vị CEO tuyên bố.
Ở thị trường quốc tế, các cơ quan quản lý châu Âu dự kiến buộc Apple phải cung cấp các cửa hàng ứng dụng ngoài App Store theo Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số. Được thông qua vào năm 2022, đây là quy định để kiểm soát những gã khổng lồ công nghệ. Các động thái tương tự chống lại App Store cũng được thực thi ở Hàn Quốc và Nhật Bản.
Ngoài ra, năm 2021, Ủy ban châu Âu cho biết Apple đã vi phạm luật chống độc quyền khi thu phí phân phối App Store của các đối thủ cạnh tranh với Apple Music. Cuộc điều tra của vẫn đang được thực hiện.
Những câu chuyện bên trong Apple
Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn
Link nội dung: https://congnghedoisong.net/apple-doi-mat-dot-dieu-tra-quan-trong-a39704.html