Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương Nguyễn Thanh Toàn cho biết, địa phương này sẽ di dời các nhà máy, DN hoạt động sản xuất công nghiệp nằm trong các khu dân cư.
Về chính sách hỗ trợ đối với DN, Bình Dương dự kiến hỗ trợ tập trung vào 2 nhóm đối tượng. Thứ nhất, hỗ trợ một lần đối với nhóm cơ sở tự chấm dứt hoạt động sản xuất hoặc chuyển đổi ngành nghề hoạt động tại địa điểm cũ, với mức chi 500.000 đồng/m2
Với nhóm thứ hai, hỗ trợ đối với cơ sở di dời vào trong khu, cụm công nghiệp bằng tiền thuê đất, nhà xưởng tại địa điểm mới, chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt nhà xưởng, thiết bị và lãi vay đầu tư xây dựng cơ sở mới.
Ở cả 2 nhóm trên, người lao động trong các doanh nghiệp thuộc diện
Theo lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Bình Dương, số DN phải di dời vào các khu, cụm công nghiệp chiếm 71% tổng số các cơ sở sản xuất công nghiệp tại địa phương.
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương Phạm Trọng Nhân cho biết thêm, địa phương hiện có 29 KCN, trong đó 27 khu đã hoạt động và lấp đầy hơn 85%; 12 cụm công nghiệp lấp đầy khoảng 68%. Do đó với diện tích còn lại thì các khu,
Toàn tỉnh Bình Dương có gần 3.000 doanh nghiệp nằm ngoài khu, cụm công nghiệp phải di dời hoặc chuyển đổi công năng với diện tích đất đang sử dụng gần 1.800 ha dùng phát triển nhà ở xã hội, kinh doanh, dịch vụ.
Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương Nguyễn Thanh Toàn cho biết, đề án di dời các DN trong khu dân cư là một chủ trương lớn của tỉnh; kế hoạch di dời được thông báo trước để các DN có thời gian chuẩn bị.
Cụ thể, TP.Thuận An sẽ di dời từ tháng 1/2024, hoàn thành vào tháng 12/2028; TP.Dĩ An di dời từ tháng 1/2024 đến tháng 6/2030; TP.Thủ Dầu Một di dời từ tháng 1/2024 đến tháng 6/2030; TP.Tân Uyên di dời từ tháng 1/2024 đến 12/2029 và thị xã Bến Cát
Việc di dời nhà xưởng ra khỏi khu dân cư sẽ tạo không gian sống trong lành cho người dân
Nhà xưởng nằm xen kẽ nhà dân