Cận cảnh 3 cây sưa chết khô bên hồ Gươm

Dự kiến, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội sẽ thực hiện chặt hạ 3 cây sưa bị chết bên hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Tp.Hà Nội) vào ngày 18/4.

Sự kiện - Cận cảnh 3 cây sưa chết khô bên hồ Gươm

Mới đây, UBND quận Hoàn Kiếm (Tp.Hà Nội) đã có văn bản gửi Sở Xây dựng Hà Nội về việc tổ chức bảo quản gỗ, củi của 3 cây sưa bị chết ở khu vực hồ Hoàn Kiếm. Cụ thể, theo văn bản này, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, ngày 6/4, Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với các phòng có liên quan của quận Hoàn Kiếm, Trung tâm quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố Hà Nội, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội tiến hành khảo sát và lên phương án xử lý cây chết tại vườn hồ Hoàn Kiếm.

Sự kiện - Cận cảnh 3 cây sưa chết khô bên hồ Gươm (Hình 2).

Kết quả khảo sát cho thấy, trong vườn hồ Hoàn Kiếm có 5 cây xanh bị chết, gồm 3 cây sưa, 1 cây bằng lăng và 1 cây muồng.

Sự kiện - Cận cảnh 3 cây sưa chết khô bên hồ Gươm (Hình 3).

Cụ thể, ở đối diện ngã ba Lò Sũ - Đinh Tiên Hoàng có 1 cây sưa bị chết, đường kính 59cm, chiều cao 10 - 12 mét. Đối diện số 31 Đinh Tiên Hoàng có 1 cây bằng lăng bị chết, đường kính 26cm, chiều cao 8 - 10 mét. Đối diện ngã 3 Hàng Trống - Lê Thái Tổ có 1 cây muồng bị chết, đường kính 19 cm, chiều cao 5 - 6 mét.

Sự kiện - Cận cảnh 3 cây sưa chết khô bên hồ Gươm (Hình 4).

Đây là cây sưa lớn nhất nằm ở khu vực sát mép hồ và gần cầu Thê Húc. 

Sự kiện - Cận cảnh 3 cây sưa chết khô bên hồ Gươm (Hình 5).

Theo người dân xung quanh, cây chết khô từ năm 2019.

Sự kiện - Cận cảnh 3 cây sưa chết khô bên hồ Gươm (Hình 6).

Hình ảnh vỏ cây bị bong tróc cho thấy đã chết khô trong một thời gian dài.

Sự kiện - Cận cảnh 3 cây sưa chết khô bên hồ Gươm (Hình 7).

Ngoài ra, khu vực đồng hồ hoa Thụy Sỹ, sát mép hồ có 2 cây sưa bị chết; đường kính 2 cây này khoảng 35-40 cm và cao 6-10 m.

Sự kiện - Cận cảnh 3 cây sưa chết khô bên hồ Gươm (Hình 8).

Thân cây có hiện tượng mục ruỗng.

Sự kiện - Cận cảnh 3 cây sưa chết khô bên hồ Gươm (Hình 9).

Đặc biệt dưới gốc cây có hiện tượng bị nứt gãy.

Sự kiện - Cận cảnh 3 cây sưa chết khô bên hồ Gươm (Hình 10).

Đặc biệt dưới gốc cây có hiện tượng bị nứt gãy

Sự kiện - Cận cảnh 3 cây sưa chết khô bên hồ Gươm (Hình 11).

Những sợi dây cáp đã được buộc tạm thời vào cây để đảm bảo không bị đổ sập bất ngờ.

Sự kiện - Cận cảnh 3 cây sưa chết khô bên hồ Gươm (Hình 12).

Trước đó, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội đã có văn bản gửi UBND quận Hoàn Kiếm xem xét, cho phép đơn vị được tổ chức thực hiện chặt hạ các cây bị chết nêu trên để đảm bảo an toàn cho người dân cũng như du khách khi đến tham quan hồ Hoàn Kiếm, cũng như đảm bảo mỹ quan đô thị tại khu vực hồ Hoàn Kiếm.

Sự kiện - Cận cảnh 3 cây sưa chết khô bên hồ Gươm (Hình 13).

Dự kiến, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội sẽ thực hiện chặt hạ 3 cây sưa bị chết vào ngày 18/4. Vì cây sưa thuộc nhóm 1A trong sách đỏ Việt Nam và cấm khai thác dưới mục đích thương mại từ năm 1994 nên UBND quận Hoàn Kiếm đề nghị Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức bảo quản gỗ, củi của 3 cây sưa bị chết nói trên sau khi Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội cùng các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện chặt hạ xong theo quy định của pháp luật.

Link nội dung: https://congnghedoisong.net/can-canh-3-cay-sua-chet-kho-ben-ho-guom-a31982.html