Phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ TN&MT Trần Quý Kiên yêu cầu Tổng cục Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cần tập trung xây dựng các Thông tư theo nhiệm vụ được giao để đảm bảo tiến độ, chất lượng.
Theo đó, Báo cáo của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cho thấy, trong năm 2022, Tổng cục sẽ tập trung triển khai xây dựng lập hồ Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Khoáng sản (sửa đổi và hoàn thiện Dự thảo); Dự thảo Nghị định quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản (thay thế Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ) và xây dựng 7 Thông tư.
Thứ nhất, về lập Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Khoáng sản (sửa đổi), Tổng cục đã xây dựng xong Kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng Vụ, Cục chức năng để triển khai thực hiện.
Về 7 Thông tư, Tổng cục xây dựng Thông tư thay thế Thông tư số 51/2015/TT-BTNMT ngày 26/11/2015 của Bộ trưởng Bộ TN&MT hướng dẫn một số nội dung thanh tra chuyên ngành khoáng sản theo nhiệm vụ được giao trong Chương trình xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2022 của Bộ tại Quyết định số 2602/QĐ-BTNMT ngày 28/12/2021.
Từ đó, Thứ trưởng chỉ rõ, về Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư liên tịch số 61/2014/TTLT-BTNMT-BKHĐT-BTC ngày 14/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục góp vốn, quản lý vốn góp của tổ chức, cá nhân tham gia Đầu tư điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản”, cần nghiên cứu xây dựng trên tinh thần lựa chọn, kêu gọi nhà đầu tư có tiềm năng tài chính, chuyên môn để khai thác hiệu quả tài nguyên...
Thứ hai, về Nghị định quy định đấu giá quyền khai thác khoáng sản (thay thế Nghị định số 22/2012/NĐ-CP ngày 26/3/2012 của Chính phủ): Tổng cục đã hoàn thiện trình Bộ, ngày 20/7/2021, Bộ TN&MT đã có Văn bản số 4003/BTNMT-ĐCKS trình Thủ tướng Chính phủ về hoàn chỉnh dự thảo Nghị định quy định về đấu giá quyền khai thác khoáng sản kèm theo dự thảo Nghị định.
Theo đó, đối với quy định tại khoản 1 Điều 9 của dự thảo Nghị định, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam đề xuất được giữ nguyên nội dung “Tổ chức, cá nhân tham gia đấu giá phải nộp tiền đăt trước bằng tiền đồng Việt Nam hoặc bằng văn bản bảo lãnh của ngân hàng và được xác định như sau: Đối với khu vực đấu giá thuộc thẩm quyền của Bộ TN&MT, tiền đặt trước tối thiểu là 1 tỷ đồng và tối đa là 5 tỷ đồng. Đối với khu vực đấu giá thuộc thẩm quyền của UBND cấp tỉnh, tiền đặt trước tối thiểu là 200 triệu đồng và tối đa là 1 tỷ đồng”.
Nội dung này đã được rà soát đảm bảo phù hợp với đặc thù tổ chức đầu giá là “quyền khai thác khoáng sản” và đúng với quy định của Luật Đấu giá tài sản.
Ngoài ra, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam cũng tiếp thu các ý kiến góp ý, sửa đổi Khoản 2 Điều 35 dự thảo Nghị định nhằm quy định rõ hơn trong việc tính, nộp tiền trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản khi đấu giá ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản hoặc khi đấu giá ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản.
Đồng thời, đối với trường hợp trúng đấu giá ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản nhưng tính đến thời điểm Nghị định này có hiệu lực chưa được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép khai thác khoáng sản thì việc tính, nộp tiền trúng đấu giá được thực hiện theo quy định của Nghị định này.
Link nội dung: https://congnghedoisong.net/sua-doi-hanh-lang-phap-ly-cho-nganh-khoang-san-a11022.html